ClockChủ Nhật, 08/07/2018 19:56

Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của ASEAN

TTH - Theo nhận định của các chuyên gia, tăng trưởng kinh tế trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một câu chuyện đáng chú ý, nhất là khi ASEAN đã vượt qua hai thách thức lớn là khủng hoảng tài chính năm 1997 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2018.

Lãnh đạo cấp cao ASEAN-Trung Quốc họp bàn về thực hiện DOCGiới chức ASEAN sắp họp bàn thúc đẩy thương mại điện tử

Kể từ năm 1999, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN đã tăng gấp bốn lần, tương ứng với mức phát triển từ 77 tỷ USD vào năm 1999 lên thành 2,5 nghìn tỷ USD năm 2016, góp phần đưa khu vực Đông Nam Á trở thành một trong sáu nền kinh tế lớn nhất thế giới.

ASEAN sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Ảnh: The ASEAN Post

Theo dự báo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), khu vực ngày sẽ ngày càng phát triển ổn định và mạnh mẽ trong tương lai nhờ những yếu tố quan trọng như:

Lực lượng lao động ngày càng tăng

Với quan điểm từ phía nguồn cung, việc mở rộng đáng kể trong lực lượng lao động ASEAN đã và đang ghi nhận sự đóng góp to lớn cho đà phát triển toàn diện của khu vực. Trong vòng 20 năm qua, ước tính đã có khoảng 100 triệu người tham gia vào chuỗi lao động và xu hướng này cũng được kỳ vọng sẽ phát triển theo quỹ đạo đi lên trong tương lai.

Dự báo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) chỉ ra rằng, với đà tăng trưởng như hiện nay, có thể đến năm 2030, ASEAN sẽ bổ sung thêm 59 triệu người vào lực lượng lao động, chính thức biến khu vực này trở thành thị trường lao động có đà tăng trưởng lớn thứ hai thế giới sau Ấn Độ và là khu vực có lực lượng lao động lớn thứ ba toàn cầu.

Mặt khác, tăng trưởng về nhu cầu tuyển dụng lao động ASEAN cũng sẽ được đẩy mạnh bởi phân khúc người dân thuộc tầng lớp trung lưu vô cùng phát triển. Một khi số lượng người dân thuộc tầng lớp này chiếm 2/3 tổng dân số ASEAN vào năm 2030, kết hợp với yêu cầu sử dụng nhiều sản phẩm chất lượng cao, thì đây sẽ là động lực thúc đẩy sự mở rộng trong lực lượng lao động để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Điểm đến đầu tư hấp dẫn

Một lực lượng lao động đang phát triển mạnh mẽ và chuyên nghiệp cũng là yếu tố kéo đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực. Với nhiều yếu tố thích hợp, ASEAN đã trở thành điểm đến đầu tư thu hút thứ tư trên toàn cầu và là điểm đến hấp dẫn nhất châu Á.

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung - EU đang rất phức tạp, ASEAN cũng là một trong số những khu vực được hưởng lợi khi các nhà đầu tư chuyển hướng mở rộng thị trường.

Sức mạnh tài chính

Với tình trạng nợ và thu hồi dự trữ ngoại hối tương đối thấp, ASEAN cũng là khu vực phát triển mạnh mẽ và ít bị ảnh hưởng bởi biến động của thị trường toàn cầu. Với mức nợ chính phủ tương đối thấp vào khoảng 39% GDP, các nền kinh tế mới nổi của ASEAN sẽ có thể tận dụng triển khai nhiều chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng tiêu dùng của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...

Tính đến thời điểm hiện tại, ASEAN vẫn đứng rất vững trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế do chủ nghĩa bảo hộ gia tăng. Nhằm giới hạn các thách thức trong tương lai, nhà nghiên cứu Gnanasagaran cho biết, bước phát triển tiếp theo của khu vực nên tập trung tăng cường quan hệ giữa 10 nước thành viên để thúc đẩy thương mại và tăng cường đầu tư chung, đồng thời chuẩn bị các phương án dự phòng khi tình hình đột ngột thay đổi.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Return to top