Một cặp song sinh người Kenya. Ảnh: Wikimedia
Theo ước tính của các nhà khoa học, điều đó tương đương với khoảng 315.000 cặp song sinh vùng hạ Sahara thiệt mạng mỗi năm trước sinh nhật lần thứ 5 của mình.
Thông tin này được xuất bản trên tạp chí y khoa nổi tiếng của Anh The Lancet, đúc kết từ những nghiên cứu đầu tiên về một hiện tượng ít được biết đến.
Nhóm các nhà nghiên cứu Anh và Hà Lan cho hay, tiểu vùng Sahara châu Phi có tỉ lệ sinh đôi tự nhiên cao nhất thế giới và xu hướng tử vong sớm đang rơi vào tình trạng "đáng báo động". Khu vực này vẫn có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới đối với trẻ em dưới 5 tuổi, mặc dù số lượng tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm đi một nửa trong 2 thập kỷ qua.
Tuy nhiên, cơ hội sống cho các cặp song sinh ở độ tuổi dưới 5 bị tụt lại phía sau khi chỉ giảm 1/3 so với trước đó.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, tỉ lệ tử vong ở các cặp song sinh ở khu vực này là 213/1.000 trường hợp mang thai, so với 11/1.000 ở Phần Lan.
Thực tế, các cặp sinh đôi ở bất kỳ nơi nào trên thế giới cũng có nguy cơ tử vong cao hơn so với những đứa trẻ được sinh ra một mình, do một loạt các yếu tố, từ các vấn đề bẩm sinh cho đến sinh non.
Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu trên cho rằng, phát hiện của họ sẽ là nền tảng để kêu gọi các hành động chính sách, nhất là khi số trẻ em dưới 5 tuổi trong khu vực này dự kiến sẽ tăng 20% trong thập kỷ tới.
Theo các nhà khoa học, phát hiện sớm việc mang thai song sinh có thể giúp các bà mẹ tiếp cận với sự chăm sóc sức khoẻ chuyên biệt. Để tăng cơ hội sống sót, các cặp song sinh cũng có thể được giám sát bởi các nhân viên y tế liên tục từ các yếu tố cơ bản.
Vào năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết trong một báo cáo mang tính bước ngoặt rằng, trẻ em trên toàn thế giới có nguy cơ tử vong trước 5 tuổi đã giảm thấp hơn một nửa so với năm 1990. Tuy nhiên, vẫn tồn tại thực trạng trẻ em dưới 5 tuổi ở tiểu vùng Sahara châu Phi có nguy cơ tử vong cao gấp 12 lần so với ở các nước giàu.
Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & Thelancet)