ClockThứ Hai, 29/08/2016 13:10

Tổng thống Brazil Rousseff lần đầu tiên ra điều trần trước Quốc hội

Hôm nay (29/8), Tổng thống Brazil Dilma Rousseff sẽ ra điều trần trước Thượng viện để tự bào chữa cho mình.

Thượng viện Brazil bỏ phiếu giữ nguyên việc luận tội bà RousseffTổng thống Brazil có nguy cơ bị luận tội

Đây cũng là lần đầu tiên bà tới dự phiên tòa xét xử mình kể từ khi bị Quốc hội đình chỉ chức vụ Tổng thống từ tháng 5 vừa qua.

tong thong brazil rousseff lan dau tien ra dieu tran truoc quoc hoi hinh 0
Bà Roussef chuẩn bị ra điều trần trước thượng viện. Ảnh: AFP.
Theo kế hoạch, sau khi nghe bà Rousseff điều trần, trong vòng 48 giờ, 81 thượng nghị sĩ sẽ tiến hành bỏ phiếu để đưa ra quyết định cuối cùng về việc bãi nhiệm bà. Chỉ cần 54 nghị sĩ, tương đương 2/3 số ghế Thượng viện, bỏ phiếu đồng ý thì bà Rousseff sẽ chính thức bị bãi nhiệm, chấm dứt 13 năm cầm quyền của đảng Lao động (PT). Và như vậy, chính phủ Tổng thống lâm thời Michel Temer sẽ cầm quyền đến hết nhiệm kỳ hiện nay của bà Rousseff, tức tới tháng 12/2018.

Trước đó, từ ngày 25/8, Thượng viện Brazil đã chính thức bước vào phiên luận tội xem xét bãi nhiệm Tổng thống Rousseff liên quan tới cáo buộc vi phạm luật ngân sách quốc gia. Trong đó nhiều nghị sĩ cho rằng, bà phải chịu trách nhiệm hình sự vì đã làm cho nền kinh tế Brazil chìm trong khủng hoảng.

Tuy nhiên, trái với ý kiến của nhiều nghị sĩ, bà Rousseff và nhiều người ủng hộ bà đã lên tiếng phản bác, cho rằng, bà không có tội.

Nhiều người dân thủ đô Rio de Gianero hôm qua (28/8) đã tiến hành một cuộc tuần hành lớn ủng hộ bà Rousseff trước phiên luận tội.

Trước đó, trong phiên lấy lời khai ngày 27/8, ngày thứ 3 của phiên luận tội, một số nhân chứng được triệu tập đã nói rằng, bà Rousseff không vi phạm luật ngân sách quốc gia, cũng như không gây tổn hại cho nền kinh tế vốn đang chìm sâu trong khủng hoảng. Theo cựu Bộ trưởng Kinh tế Nelson Barbosa, không có cơ sở nào để khẳng định bà Rousseff phải chịu trách nhiệm hình sự. Ông cho biết, các sắc lệnh mà bà Rousseff từng ban hành khi đương nhiệm là “hoàn toàn hợp hiến”.

“Quá trình luận tội nhằm vào Tổng thống là một cuộc tấn công vào nền dân chủ, một cuộc tấn công nhằm vào Tổng thống, vào người dân Brazil”.

Còn theo Giáo sư khoa Luật thuộc Đại học bang Rio, Ricardo Lodi, các “thủ thuật” về ngân sách là vấn đề nhiều chính quyền đã làm trước đây, ngoài ra nền kinh tế Brazil giảm sút hoàn toàn không liên quan đến vấn đề này.

Các cuộc thăm dò dư luận tại Brazil gần đây cũng cho thấy, nhiều người dân có vẻ không quan tâm tới những sai phạm của bà Rousseff. Điều mà họ mong muốn lúc này là có một chính phủ mới quản lý nền kinh tế tốt hơn.

“Tôi hy vọng một sự thay đổi về kinh tế ở Brazil. Doanh nghiệp của tôi đã lao đao trong suốt 2 năm qua do tình hình suy thoái kinh tế của đất nước. Tôi chỉ hy vọng Chính phủ mới có thể thay đổi điều này và cải thiện tình hình kinh tế của đất nước.”

Bản thân bà Rousseff, ngay trước phiên luận tội cuối cùng của Thượng viện, đã nhiều lần tái khẳng định không hề có ý định từ chức, đồng thời tuyên bố “sẽ chiến đấu đến cùng” cũng như việc không hề phạm tội.

Tổng thống Rousseff bị cáo buộc vi phạm Luật Trách nhiệm tài chính do đã “làm đẹp” các con số thống kê nhằm giảm bớt tỷ lệ thâm hụt ngân sách năm 2014 và sử dụng kinh phí bổ sung không có trong dự toán ngân sách mà không có sự đồng ý của Quốc hội./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Lần đầu tiên trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024 nhằm tổng kết và vinh danh các tác phẩm báo chí xuất sắc, đồng thời ghi nhận những đóng góp tích cực của các tập thể, cá nhân trong hoạt động truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới thời gian vừa qua.

Lần đầu tiên trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã
Return to top