Các nhà lãnh đạo và đại diện từ 120 nước thamv viên tham dự hội nghị NAM 2016. Ảnh: PressTV
"Hai tổ chức quan trọng này phải thực hiện nhiệm vụ chính của họ một cách thoả đáng ở thời điểm nhạy cảm hiện nay để có thể có gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển liên tục trong khu vực trên thực tế", Tổng thống Rouhani cho biết trong một cuộc họp với Phó Tổng thống Muhammad Jusuf Kalla của Indonesia, bên lề hội nghị thượng đỉnh NAM lần thứ 17 được tổ chức trên đảo Margarita, Venezuela, vào hôm ưua.
Trong cuộc họp, Tổng thống Rouhani cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường đoàn kết giữa các quốc gia Hồi giáo và cho rằng, "một số nước tìm cách tạo ra căng thẳng và xung đột ở các khu vực khác nhau của thế giới Hồi giáo. Vì vậy, cần phải đề cao cảnh giác khi đối mặt với các động thái như vậy, đồng thời cũng chống lại các tư tưởng bạo lực và chủ nghĩa cực đoan trong xã hội Hồi giáo".
Tổng thống Iran mô tả tình hình đang diễn ra trong khu vực như một mối quan tâm hàng đầu, nói rằng Iran và Indonesia - 2 nước Hồi giáo lớn, có trách nhiệm lớn trong việc khôi phục hòa bình và ổn định cho thế giới Hồi giáo và để ngăn chặn việc giết hại ngay cả một người Hồi giáo.
Theo lời Tổng thống Rouhani, Tehran và Jakarta có lập trường rất vững chắc về các vấn đề chính trị và khu vực, thúc giục cả hai bên để tăng cường hợp tác, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, ngân hàng, để phục vụ lợi ích chung cho cả 2 quốc gia.
"Tehran không hạn chế trong việc hợp tác với Jakarta," Tổng thống Iran nói thêm.
Phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh cuối tuần qua, Tổng thống Iran kêu gọi sự hợp tác hơn nữa giữa các nước thành viên NAM, nói rằng khối đóng vai trò "không thể phủ nhận" trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng trên thế giới.
Iran, Indonesia phải thúc đẩy hòa bình khu vực
Về phần mình, Phó Tổng thống Jusuf Kalla cho biết Iran và Indonesia luôn luôn có những nỗ lực để thúc đẩy hòa bình trên khắp thế giới Hồi giáo, nhưng phải thực hiện thêm nhiều bước trong vấn đề này.
Phó tổng thống Indonesia nói thêm rằng hai nước có thể thúc đẩy hợp tác mang tính xây dựng trong thế giới Hồi giáo và giúp ngăn chặn các nỗ lực “gây mất đoàn kết giữa các quốc gia Hồi giáo khác nhau”.
Cuộc họp NAM quy tụ những người đứng đầu nhà nước và các đại biểu từ tất cả 120 nước thành viên để thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế. NAM, một tổ chức quốc tế với 120 quốc gia thành viên và 21 nước quan sát viên, đại diện cho gần hai phần ba số thành viên của Liên Hợp Quốc.
Tố Quyên (Lược dịch từ PressTV)