ClockChủ Nhật, 13/01/2019 09:20

Trung Quốc, Ấn Độ sẽ trở thành hai nền kinh tế lớn nhất thế giới

Trung Quốc không phải là quốc gia châu Á duy nhất thách thức vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới của Mỹ.

Singapore: Sản xuất tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng kinh tếASEAN 2019: Những định hướng ưu tiênMỹ-Trung bắt đầu vòng đàm phán thương mại mới tại Bắc KinhNền kinh tế Trung Quốc dự kiến đạt 13,7 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2018

Theo báo cáo mới công bố của Ngân hàng Standard Chartered, trụ sở tại Anh, đến năm 2030, Mỹ sẽ tụt hạng xuống thứ 3 sau Trung Quốc và Ấn Độ trong bảng xếp hạng các nền kinh tế hàng đầu thế giới, trong khi Indonesia sẽ vươn lên vị trí thứ 4.

Quốc kỳ Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh: Financial Express.
Nghiên cứu dựa vào đánh giá quy mô GDP, hạ bớt các tiêu chí về sức mua và chất lượng cuộc sống ở các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc.

Sức mạnh kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc cũng được cho là sẽ tác động đến thu nhập của các công ty Mỹ như Apple và rộng hơn là tác động đến thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế Mỹ nói chung.

Các chuyên gia cho rằng, ảnh hưởng địa chính trị và kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc đặt ra thách thức lớn đối với vị thế chi phối toàn cầu của Mỹ.

Vào năm 2030, 7 trong số 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới sẽ thuộc về các nền kinh tế mới nổi là Trung Quốc, Ấn độ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Ai Cập và Nga.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top