ClockThứ Hai, 23/01/2017 21:44

Trung Quốc: “Chính sách 2 con” không đủ để vượt qua khủng hoảng lao động

TTH.VN - Năm 2016, số lượng sinh mới tại Trung Quốc tăng 1,3 triệu, nâng tổng số trẻ sơ sinh trong năm lên 17,86 triệu, sau khi chính sách 2 con được chính phủ thông qua. Tuy nhiên, con số này không đủ để đối phó với thực trạng lực lượng lao động nước này đang ngày càng bị thu hẹp trong khi lượng dân số già ngày càng nhiều.

Trung Quốc sắp dẫn đầu thế giới về trẻ em béo phì23 bức ảnh cho thấy Trung Quốc đông dân đến nghẹt thởDân số Trung Quốc sẽ vượt quá 1,4 tỷ người vào năm 2020

Trung Quốc vừa xó bỏ chính sách 1 con hà khắc vào năm ngoái. Ảnh: PBS

Mặc dù chính sách mới dành cho các cặp vợ chồng đã đẩy tổng số trẻ sơ sinh ở nước này trong năm qua lên mức cao nhất kể từ năm 1993, nhưng thực tế, Bắc Kinh đã hy vọng sẽ có được con số ấn tượng hơn. Cơ quan kế hoạch gia đình của Trung Quốc trước đây ước tính rằng, việc nới lỏng các điều luật kiểm soát sinh sản đảm bảo sẽ tỷ lệ sinh mới lên tới 20 triệu trẻ.

Các nhà quan sát phân tích rằng, tình hình ở quốc gia này đã thay đổi rất nhiều kể từ khi Bắc Kinh thực hiện các điều luật phá thai cưỡng bức để kiểm soát dân số, và hiện nay nhiều cặp vợ chồng trẻ không sẵn sàng sinh con, ngay cả khi họ được phép làm như vậy.

Sau hơn 30 năm dưới chính sách một con nghiêm ngặt, hầu hết các thành phố Trung Quốc giờ đây xem việc gia đình chỉ có 1 con duy nhất là chuyện bình thường. Trong khi đó, đất nước đang chịu gánh nặng của lượng lớn dân số lão hóa và lực lượng lao động ngày càng thu hẹp hơn.

Theo số liệu công bố của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, lực lượng lao động của nước này - những người trong độ tuổi từ 16-59 tuổi - đã giảm 3,49 triệu người vào năm 2016, trong khi số lượng người nghỉ hưu tăng 10,86 triệu người.

Cnpop.org, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên phân tích chính sách dân số và sinh sản của Trung Quốc, dự đoán rằng nước này sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm "kinh niên" số lượng các trẻ sơ sinh bắt đầu từ năm 2018.

"Chúng ta nên ngừng đặt nhiều kỳ vọng cao vào việc loại bỏ chính sách một con sẽ có thể gây ra một tác động lớn và thay đổi cơ cấu dân số", ông Ren Yuan - giáo sư nhân khẩu học tại Đại học Fudan ở Thượng Hải cho biết. "Xã hội già là một xu hướng không thể ngăn cản".

Chính sách một con lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng Trung Quốc vào cuối năm 1970, giữa những lo ngại rằng mật độ dân số ngày càng tăng nhanh và sẽ áp lấn át kinh tế đất nước.

Tố Quyên (Lược dịch từ Sputnik)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

TIN MỚI

Return to top