ClockThứ Ba, 16/04/2019 09:28

Trung Quốc: Cô bé đầu tiên sinh ra trong ống nghiệm vừa sinh con trai

Người đầu tiên sinh ra trong ống nghiệm tại Trung Quốc đã vừa sinh một bé trai nặng 3,85kg bằng phương pháp đẻ mổ.

Hôm qua (15/4), bệnh viện số 3 Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc thông báo, một bé trai nặng 3,85 kg đã chào đời thành công và đặc biệt ở chỗ mẹ em bé chính là đứa trẻ đầu tiên được sinh ra trong ống nghiệm ở nước này – Trịnh Manh Châu.

Ảnh minh họa

Vào lúc 8h34 phút hôm qua (15/4), theo giờ địa phương, các bác sỹ khoa sản bệnh viện số 3 Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc đã chào đón thành công bé trai nặng 3,85kg, dài 52cm bằng phương pháp đẻ mổ. Điều đặc biệt ở chỗ, mẹ của bé trai này là cô Trịnh Manh Châu – em bé đầu tiên được sinh ra trong ống nghiệm tại Trung Quốc. Theo cô Trịnh, quá trình thụ thai bé trai diễn ra hoàn toàn tự nhiên.

Hồi tưởng lại quá trình tìm con hơn 30 năm trước, cô Trịnh Quế Trân – mẹ của Trịnh Manh Châu biết, sau gần 20 năm kết hôn không có con, cô đi kiểm tra và được chuẩn đoán bị tắc ống dẫn trứng, đồng nghĩa với việc cô mất khả năng làm mẹ.

Tất cả hy vọng của gia đình lúc đó chỉ còn là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đang tiến hành thử nghiệm tại bệnh viện số 3 Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc. Với 300 nhân dân tệ trong người, hai vợ chồng cô Trịnh Quế Trân đã lên Bắc Kinh, đồng ý thử nghiệm và đã thành công, bé gái Trịnh Manh Châu chào đời vào ngày 10/3/1988 với trọng lượng 3,9kg. 

Sự ra đời của bé Trịnh Manh Châu khi đó được coi là sự kiện chấn động Trung Quốc và đem lại hy vọng cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh. Sau khi tốt nghiệp Đại học cô Trịnh Manh Châu cũng đã xin vào làm việc tại bệnh viện số 3 đại học Bắc Kinh nhằm hỗ trợ cho những gia đình hiếm muộn.

Bác sỹ Lưu Bình – nguyên Phó chủ nhiệm trung tâm sinh sản đại học số 3 Bắc Kinh, người chứng kiến sự chào đời của bé Trịnh Manh Châu hơn 30 năm trước cho biết, để có được sự thành công như hiện nay là cả một hành trình dài tìm tòi và thử nghiệm. Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm chủ yếu giúp những người phụ nữ có vấn đề về ống dẫn trứng, tuy nhiên lúc ban đầu đến ống dẫn trứng các bác sỹ cũng chưa nhìn thấy bao giờ, các thiết bị bảo ôn cũng rất thô sơ.

Được biết, trước Trung Quốc thì Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới thành công với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Ngày 25/7/1978, Louse Joy Brown, em bé đầu tiên được sinh ra nhờ thụ tinh trong ống nghiệm đã ra đời tại bệnh viện Đa khoa Oldham and District ở Manchester, Anh. Đến nay, theo thống kê đã có khoảng gần 7 triệu em bé được sinh ra nhờ kỹ thuật này.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top