ClockChủ Nhật, 25/09/2016 13:51

Trung Quốc, Hàn Quốc tăng cường cạnh tranh tại thị trường ASEAN

TTH.VN - Sự cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu Hàn Quốc và các đối thủ Trung Quốc ngày càng tăng mạnh ở thị trường 10 nước thành viên Đông Nam Á (ASEAN) trong những năm qua, Yonhap trích dẫn một báo cáo vừa được công bố hôm nay (25/9) cho biết.

Sự cạng tranh giữa Hàn Quốc và Trung Quốc ở thị trường ASEAN ngày càng gia tăng, nhất là trong lĩnh vực công nghệ. Ảnh: Yonhap

Theo báo cáo của Viện Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc đang dần bắt kịp với các đối thủ Hàn Quốc ở thị trường ASEAN, nhất là trong các ngành hàng công nghệ.

Báo cáo trích dẫn "chỉ số cạnh tranh xuất khẩu", đo mức độ 2 nước xuất khẩu các sản phẩm cùng loại. Con số này càng cao thì càng có nhiều nước có thể là đối thủ trên thị trường.

Chỉ số giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đứng ở mức 70,2 trong năm 2014, so với 66,2 trong năm 2010, theo báo cáo.

Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, tỷ lệ thâm nhập thị trường ở 4 quốc gia châu Á, bao gồm Indonesia, Việt Nam, Philippines và Thái Lan của Trung Quốc đã tăng từ mức 15,1% lên 19,8%.

Cùng giai đoạn đó, tỷ lệ thâm nhập thị trường của Hàn Quốc ở 4 quốc gia châu Á nói trên chỉ tăng từ 6,4% lên 7,6% tương ứng.

Đối với thị trường công nghệ ở 4 quốc gia này, trong khi tỷ lệ thâm nhập thị trường của Hàn Quốc chỉ tăng 2,83 điểm phần trăm thì tỷ lệ thâm nhập thị trường của Trung Quốc lại tăng đến 8,64 điểm phần trăm trong cùng giai đoạn.

Ngược lại, chỉ số giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đã giảm nhẹ xuống còn 64,3 vào năm 2014, so với mức 66,4 trong năm 2010.

Với sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, tỷ lệ thâm nhập thị trường của Nhật Bản tại các nước ASEAN đang giảm đi ở 10 mặt hàng chủ yếu.

Qua đó, báo cáo kêu gọi các nhà xuất khẩu Hàn Quốc đẩy mạnh các nỗ lực nhằm giành lại thị phần trong thị trường ASEAN bằng cách tăng cường khả năng cạnh tranh.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju

Sáng 22/10, UBND TP. Huế tổ chức lễ tiếp xã giao đoàn Ủy ban văn hóa TP. Gyeongju (Hàn Quốc) do ông Park Gwang-ho, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa TP. Gyeongju làm trưởng đoàn. Chủ trì buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trương Đình Hạnh cùng đại diện các phòng, ban.

Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju
Return to top