ClockThứ Bảy, 29/10/2016 15:19

Trung Quốc: Nạn nhân của chính sách 1 con muốn được hỗ trợ nhiều hơn

TTH.VN - Theo luật pháp Trung Quốc, các bậc phụ huynh mất đi đứa con duy nhất của mình có thể yêu cầu được bồi thường hàng tháng, nhưng số tiền giữa các nơi rất khác nhau, bài viết được đăng tải trên kênh CNA hôm nay cho biết.

Bỏ chính sách một con, Trung Quốc lên tới 1,45 tỷ dân vào 2030Dân số Trung Quốc sẽ vượt quá 1,4 tỷ người vào năm 2020

Ông bà Mu Guiqi đã mất người con trai duy nhất hơn 15 năm trước. Ảnh: CNA

Cách đây hơn 15 năm, người con trai duy nhất của bà Mu Guiqi bị chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu khi chỉ mới 18 tuổi. Chàng trai qua đời chỉ 45 ngày sau đó, và cha mẹ cậu trở thành thành viên của một nhóm những gia đình được gọi là "shidu" ở Trung Quốc - những người đã mất đi đứa con duy nhất của mình. Nhóm này hiện gồm khoảng 1 triệu gia đình có cùng hoàn cảnh ở Trung Quốc

"Nó là niềm hy vọng của chúng tôi, là giấc mơ cho cuộc sống của chúng tôi, và để chúng tôi có sự hỗ trợ trong tương lai. Khi nó qua đời, tôi ốm suốt một năm. Tôi như không thể sống tiếp được nữa", bà Mu kể lại.

"Nếu chính phủ cho phép chúng tôi có 2 đứa con, thì ngay cả khi phải mất đi 1 đứa, chúng tôi vẫn còn 1 đứa bên cạnh, tại sao tôi không thể phàn nàn? Tôi thậm chí còn không dám đến thăm nhà các bạn cùng lớp hoặc đồng nghiệp của mình. Ở đó, tôi cảm thấy như tôi không có mặt, và tôi không thể chịu đựng được khi họ bắt đầu nói chuyện về những đứa cháu của họ. Tôi không muốn nghe những điều đó".

Những bậc phụ huynh như bà Mu thấy mình là nạn nhân của chính sách 1 con rất nghiêm ngặt ở Trung Quốc - một chính sách mà Trung Quốc đã quyết định nới lỏng chỉ mới 1 năm trước đây, cho phép các cặp vợ chồng trên toàn quốc có thể có 2 con.

Theo luật pháp Trung Quốc, những phụ huynh trên có quyền được bồi thường hàng tháng cho sự mất mát đứa con duy nhất của mình, nhưng số tiền rất khác nhau giữa các nơi. Ví dụ như gia đình bà Mu hiện chỉ nhận được 80 USD/tháng từ chính phủ - một số tiền mà họ cho là quá ít.

Bà cho biết: "Tôi tiết kiệm tiền cho đến cuối năm để trả các hóa đơn, nhưng trong những khoảng thời gian khó khăn nhất, mặc dù chúng tôi chỉ ăn khoai tây, đậu hoặc cà chua trong cả 2 tháng mùa hè, tôi cũng không thể thanh toán nổi các hóa đơn".

Bà Su Lijuan, người có cậu con trai duy nhất chết vì xuất huyết não, hy vọng chính phủ có thể cung cấp cho họ một khoản thanh toán bồi thường một lần khoảng 4.400 USD hàng tháng. "Yêu cầu lớn nhất của chúng tôi là chính phủ cho chúng tôi khoản bồi thường phù hợp. Ngoài ra, chúng tôi hy vọng rằng chính phủ có thể chăm sóc chúng tôi, để chúng tôi có thể thoải mái trong những năm về già".

Đầu năm nay, hơn 1.000 phụ huynh đã mất người con duy nhất của mình tụ tập bên ngoài cổng của Ủy ban Kế hoạch gia đình và Y tế quốc gia ở Bắc Kinh, kêu gọi chính phủ giúp đỡ họ nhiều hơn nữa.

Các khoản hỗ trợ thêm đang được xem xét

Mặc dù triển vọng đối với các bậc phụ huynh không được lạc quan lắm khi các nhà chức trách xem đó như một mối đe dọa cho sự ổn định quốc gia, thì một chuyên gia cho rằng, chính phủ sẽ không bỏ qua kiến ​​nghị của những người này và đang xem xét tăng cường việc hỗ trợ cho họ.

Phó Giáo sư Song Jian từ Bộ Dân số tại Đại học Renmin của Trung Quốc cho biết: "Vấn đề lớn nhất là chăm sóc cho các bậc phụ huynh. Ví dụ, ai sẽ đưa họ đến bệnh viện khi họ ốm, và ai sẽ quản tất cả các công việc lặt vặt mà một người con có nghĩa vụ phải làm? Đây là một vấn đề rất cấp bách, vấn đề nhân lực".

"Con cái là niềm an ủi tinh thần. Ví dụ, khi con bạn gọi cho bạn, bạn sẽ cảm thấy được an ủi ngay cả khi nó không ở bên cạnh bạn. Nhưng đối với những gia đình này, họ sẽ không bao giờ nhận được cuộc điện thoại như vậy thêm lần nào nữa, do đó, không hề dễ dàng để giải quyết 2 vấn đề này, nhưng chính phủ đang xem xét, nhất là việc chăm sóc cho các bậc cha mẹ".

Mặc dù vậy, đối với nhiều gia đình shidu của Trung Quốc, sự giúp đỡ này không thể nhanh chóng được thực hiện, trong khi họ đang ngày càng lo ngại về những năm cuối đời không có con bên cạnh mình.

Bảo Nghi (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top