ClockThứ Bảy, 06/05/2017 14:39

Trước giờ G bầu cử Tổng thống Pháp: Nhiều cử tri vẫn do dự

Kết quả của một khảo sát trước bầu cử Tổng thống ở Pháp cho thấy, sẽ có một lượng lớn cử tri Pháp không đi bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu trắng.

Bầu cử Tổng thống Pháp: Hai ứng viên tiếp tục công kích nhau kịch liệtBầu cử Pháp: Đừng đùa với cơ hội chiến thắng của Le Pen!

Chỉ còn 1 ngày nữa là diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống tại Pháp với sự quan tâm của dư luận không chỉ nước Pháp mà toàn bộ châu Âu cũng như trên thế giới. Ngay trước thềm cuộc bầu cử, các khảo sát mới nhất đều cho thấy ứng cử viên Emmanuel Macron theo đường lối trung dung đang nới rộng khoảng cách với đối thủ là bà Marine Le Pen thuộc phe cực hữu.

Nước Pháp đã sẵn sàng cho cuộc bầu cử Tổng thống vòng 2. (Ảnh: Reuters)
Theo kết quả thăm dò mới nhất do hãng khảo sát Ifop-Fiducial của Pháp công bố đêm 5/5, ứng cử viên Emmanuel Macron đang ngày càng bỏ xa ứng cử viên Le Pen khi giành được tỉ lệ ủng hộ 63%. Trong khi đó ứng cử viên Le Pen chỉ nhận được 37%.

Đây là kết quả tốt nhất mà ông Macron nhận được kể từ giữa tháng 4 đến nay. Các khảo sát của những hãng khác trong mấy ngày gần đây cũng cho thấy, ông Macron đang dẫn khoảng cách khá xa so với ứng cử viên Le Pen. 

Với kết quả trên, có thể thấy rằng cựu Bộ trưởng Kinh tế Macron đã có chiến dịch vận động thành công hơn đối thủ Le Pen khi thu hút được thêm tỷ lệ cử tri ủng hộ.

Nước Pháp hôm nay (6/5) bước vào "ngày im lặng"  với các cuộc vận động tranh cử không được tiến hành. Ngay trước khi thời điểm tranh cử chính thức khép lại, cả hai ứng cử viên tổng thống Pháp hôm qua (5/5) vẫn tích cực vận động sự ủng hộ của cử tri, đặc biệt là các cử tri còn đang do dự.

Cuộc bầu cử Tổng thống ngày mai (7/5) được cho là quan trọng nhất trong nhiều thập kỉ qua tại Pháp, với hai ứng cử viên có quan điểm khác nhau về châu Âu và vai trò của nước Pháp.

Cử tri Pháp đang đứng trước 2 lựa chọn: một đất nước gần gũi với Liên minh châu Âu (EU), thương mại tự do theo quan điểm của ứng cử viên Macron hay một đất nước đóng cửa biên giới và từ bỏ đồng tiền chung euro mà bà Le Pen theo đuổi.

Kết quả của một khảo sát của Hãng Odoxa công bố hôm 5/5 cũng cho thấy, sẽ có một lượng lớn cử tri Pháp không đi bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu trắng, khi nhiều cử tri cảnh tả thất vọng do ứng cử viên của họ không lọt vào vòng bỏ phiếu thứ 2.

Lượng cử tri đi bỏ phiếu trong vòng 1 là gần 78%. Khảo sát của hãng Bertelsmann Foundation cũng cho thấy, mức độ không hài lòng cao bất thường ở Pháp về định hướng của đất nước, nhấn mạnh những thách thức mà một Tổng thống mới sẽ phải đối mặt.

Một số cử tri Pháp chia sẻ: “Tôi hiện chẳng nghiêng về ứng cử viên nào. Bản thân tôi cũng đang bị chia rẽ và tôi nghĩ nước Pháp cũng vậy. Rất nhiều người dân Pháp sẽ bỏ phiếu một cách miễn cưỡng”.

“Có 2 ứng cử viên, một là bà Le Pen có những quan điểm tôi không ủng hộ. Tuy nhiên ứng cử viên Macron tôi cũng không chắc ông là người sẽ đại diện cho những người dân bình thường chúng tôi. Ông sẽ nhận được sự ủng hộ của những doanh nghiệp, ngân hàng hơn. Bản thân tôi cũng không chắc chắn rằng sẽ muốn ai là nhà lãnh đạo đất nước”, một cử tri khác nói.

An ninh cũng là một vấn đề được quan tâm trong cuộc bầu cử Pháp khi nước này  gần đây phải đối mặt với hàng loạt vụ tấn công  khủng bố.  Theo Cố vấn Truyền thông Bộ Quốc phòng Pháp Benoit Brulon, Pháp sẽ được đặt trong tình trạng báo động cao trong cuộc bầu cử ngày mai.

“Ngày bầu cử là một thời điểm rất quan trọng đối với nước Pháp. Do đó tất nhiên rất quan trọng đối với lực lượng an ninh. Lực lượng an ninh sẽ được huy động một cách tối đa giúp đảm bảo an ninh cũng như  bảo vệ quyền bầu cử của các cử tri Pháp”, ông Brulon nói./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng USD thắng thế khi bầu cử Tổng thống Mỹ tới gần

Chỉ số đồng USD đã tăng vào phiên cuối tuần 25/10, đánh dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp của chỉ số này nhờ các số liệu kinh tế giúp duy trì kỳ vọng rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất ổn định. Giới đầu tư hiện đang chờ đợi báo cáo việc làm tháng 10/2024 của Mỹ, dự kiến được công bố vào tuần tới.

Đồng USD thắng thế khi bầu cử Tổng thống Mỹ tới gần
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV:
Nhiều kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế được quan tâm giải quyết

Trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng 21/10, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri (báo cáo) gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cho thấy, nhiều kiến nghị của cử tri được các Bộ, ban, ngành liên quan trả lời giải quyết; trong đó có nhiều kiến nghị, phản ánh của cử tri Thừa Thiên Huế.

Nhiều kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế được quan tâm giải quyết
Cử tri kỳ vọng về những quyết sách “lịch sử”

Chưa bao giờ một kỳ họp Quốc hội được cử tri, Nhân dân Thừa Thiên Huế mong chờ đến thế. Cũng đúng thôi khi trong chương trình nghị sự tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (Kỳ họp), Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ được Quốc hội xem xét, thảo luận.

Cử tri kỳ vọng về những quyết sách “lịch sử”
Cử tri kiến nghị các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng và trật tự đô thị

Ngày 8/10, tại trụ sở UBND phường Phường Đúc, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định đã chủ trì buổi tiếp xúc cử tri và tiếp công dân định kỳ tháng 10/2024 đối với cử tri các phường Vĩnh Ninh, Phường Đúc, Thủy Xuân và Thủy Biều. Cùng tham gia có lãnh đạo thành phố cùng đại diện các phòng, ban, đơn vị trên địa bàn.

Cử tri kiến nghị các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng và trật tự đô thị
Return to top