ClockThứ Ba, 25/09/2018 14:57

Tỷ lệ lạm phát ở Singapore tăng do tác động của giá dầu, thực phẩm

Số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS, tức Ngân hàng trung ương) và Bộ Công Thương Singapore (MTI) cho biết tỷ lệ lạm phát trong cả năm nay của nước này có khả năng tăng nhẹ do tác động của giá dầu mỏ và giá thực phẩm toàn cầu.

Singapore sẽ tập trung vào kinh tế kỹ thuật số khi làm Chủ tịch ASEANSingapore sẽ làm cầu nối để ASEAN-Trung Quốc sớm đạt được COC

 

Tỷ lệ lạm phát ở Singapore tăng do ảnh hưởng của giá dầu. Nguồn: Getty Images

MAS và MTI nhận định giá dầu mỏ thế giới đã tăng lên kể từ đầu năm 2018 và dự kiến sẽ tăng hơn mức bình quân trong cả năm so với năm 2017. Trong khi đó, giá thực phẩm toàn cầu cũng được dự báo sẽ tăng nhẹ do nhu cầu tăng cao hơn nguồn cung.

Mặt khác, tỷ lệ lạm phát trong nước dự kiến cũng sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng mức tiền lương và nhu cầu tiêu thụ nội địa. Song, giá tiêu dùng vẫn tăng ở mức vừa phải do giá bán lẻ tương đối ổn định và giá điện của các công ty có thể bị hạn chế do sự cạnh tranh trên thị trường điện.

Do vậy, MAS cho rằng tỷ lệ lạm phát cơ bản (không bao gồm chi phí về nhà ở và giao thông cá nhân) dự kiến sẽ tăng dần trong năm 2018 và ở mức 1,5%, trong khi tỷ lệ lạm phát được dự đoán ở mức trên 0,5% cho cả năm.

Những con số thống kê cũng chỉ ra rằng chỉ số lạm phát của Singapore được duy trì ở mức ổn định trong tháng 8 với mức tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là do giá lương thực và bán lẻ tăng. Con số này cũng phù hợp với kỳ vọng của các nhà kinh tế và chỉ tăng nhẹ so với mức tăng 0,6% cách đây 2 tháng.

Trong khi đó, chỉ số giá lương thực trong thời gian trên lại tăng 1,7% do tốc độ tăng giá các mặt hàng thực phẩm chưa qua chế biến nhanh hơn so với tốc độ tăng giá của các loại thực phẩm đã được chế biến.

Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát trong tháng 8 về cơ bản vẫn ở mức cao nhất trong vòng 4 năm qua và không thay đổi so với mức tăng 1,9% của tháng trước đó.

Như vậy, chỉ số lạm phát cơ bản của Singapore 2 tháng liên tiếp có mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 8/2014 với mức kỷ lục là 2%.

Theo các chuyên gia, chỉ số lạm phát tăng sẽ khiến cho MAS tiếp tục duy trì việc thắt chặt chính sách tiền tệ trong cuộc họp vào đầu tháng 10 tới.

Trước đó, vào tháng 4/2018, cơ quan này lần đầu tiên trong vòng 6 năm qua đưa ra quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ với kỳ vọng nền kinh tế sẽ phát triển với tốc độ ổn định trong năm nay. 

Tuy nhiên, kỳ vọng này có thể sẽ không trở thành hiện thực do những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể sẽ chỉ ở mức vừa phải.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Singapore: Sản xuất phục hồi, kinh tế quý III/2024 tăng trưởng cao hơn dự kiến

Ước tính sơ bộ từ Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) Singapore vào sáng 14/10 cho biết, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 4,1% trong quý III/2024 so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức dự báo 3,8% được đưa ra trước đó. Mức tăng trưởng này cũng nhanh hơn nhiều so với mức tăng 2,9% của quý II.

Singapore Sản xuất phục hồi, kinh tế quý III 2024 tăng trưởng cao hơn dự kiến
Singapore tích cực chuẩn bị cho Lễ hội Cửu Hoàng

Được công nhận là một phần di sản văn hóa phi vật thể của Singapore, Lễ hội Cửu Hoàng là một lễ hội truyền thống của Đạo giáo được tổ chức ở đền Leong Nam, với các nghi lễ phức tạp và lễ hội sôi động, cần được chuẩn bị suốt nhiều tuần.

Singapore tích cực chuẩn bị cho Lễ hội Cửu Hoàng
Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm

Lãng phí và thất thoát thực phẩm đang xảy ra ở cấp độ toàn diện, đe dọa đến tình hình an ninh lương thực, cũng như gây đói nghèo ở nhiều nơi trên thế giới. Ngày quốc tế nhận thức về thất thoát và lãng phí thực phẩm (29/9) năm nay với chủ đề "Hãy dừng lãng phí thực phẩm! Vì con người và hành tinh".

Tránh thất thoát và lãng phí thực phẩm

TIN MỚI

Return to top