ClockThứ Tư, 04/05/2016 15:09

UNICEF: 1/4 trẻ em trong độ tuổi đi học đang sống ở các nước bị khủng hoảng

TTH.VN - Một phần tư số trẻ em trong độ tuổi đi học của thế giới - 462 triệu trẻ - đang sinh sống tại các quốc gia bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng như chiến tranh và thiên tai, UNICEF cho biết sáng nay (4/5) khi tiết lộ chi tiết về một quỹ mới để giúp trẻ em trở lại trường trong trường hợp khẩn cấp.

Việc học của trẻ em trong vùng chịu khủng hoảng thường bị gián đoạn. Ảnh: Reuters

Quỹ “Education Can not Wait” sẽ được ra mắt tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhân đạo Thế giới lần đầu tiên ở Istanbul tháng này, nhằm mục đích tăng gần 4 tỷ USD để hỗ trợ cho 13,6 triệu trẻ em trong thời hạn 5 năm và giúp đến 75 triệu trẻ vào năm 2030.

"Giáo dục có thể thay đổi cuộc sống trong trường hợp khẩn cấp," bà Josephine Bourne, - Giám đốc giáo dục của UNICEF cho biết trong một tuyên bố. "Đi học giúp bọn trẻ an toàn trước các mối nguy như buôn bán trẻ em và tuyển chọn trẻ em vào các nhóm vũ trang, đồng thời cũng là sự đầu tư quan trọng cho tương lai của bọn trẻ và cho chính tương lai của cộng đồng".

Theo UNICEF, trường học cũng sẽ giúp bảo vệ chống lại tình trạng lao động trẻ em và nạn tảo hôn, thế nhưng vai trò của giáo dục trong việc bảo vệ trẻ em lại thường bị bỏ qua trong các cuộc khủng hoảng.

"Đã đến lúc giáo dục cần được nhận được sự chú trọng của cộng đồng quốc tế như là một phần thiết yếu trong nhu cầu nhân đạo cơ bản, cùng với nguồn nước, thực phẩm và chỗ ở", bà Bourne nói thêm.

Ở Syria hiện có hơn 6.000 trường học không thể sử dụng được, sau khi bị tấn công, bị quân đội chiếm đóng hay biến thành một nơi trú ẩn khẩn cấp. Tại Cộng hòa Trung Phi, 1/4 số trường học không hoạt động.

Trong thời kỳ khủng hoảng, các bậc phụ huynh vẫn coi giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đầu của họ. Tuy nhiên năm ngoái, chỉ là một phần nhỏ trẻ em được xác định cần được giáo dục trong những kế hoạch ứng phó nhân đạo đã đạt được, UNICEF cho biết.

Khi khủng hoảng gia tăng, trẻ em thường bị buộc phải di chuyển liên tục, làm gián đoạn việc học của chúng. Theo UNICEF, gián đoạn việc học sẽ gây ra những tác động rất lớn cho sự phát triển lâu dài của trẻ

"Giáo dục có thể là một động lực của sự ổn định, hòa giải và xây dựng hoà bình, và một vùng đệm chống lại những cú sốc kinh tế - xã hội trong tương lai", báo cáo nhấn mạnh. "Nếu giáo dục không được sử dụng như một đòn bẩy để phá vỡ chu kỳ của khủng hoảng, thì khủng hoảng sau đó sẽ còn tiếp tục lặp đi lặp lại."

Quỹ “Education Can not Wait” sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nước tài trợ mới, các ngành thương mại, các tổ chức, các nhà hảo tâm, những người di cư và các nhóm tôn giáo, cũng như các nhà tài trợ truyền thống, và sẽ được đưa ra bởi UNICEF cùng các đối tác bao gồm, các phái viên giáo dục của LHQ, cơ quan tị nạn LHQ và chính phủ các nước.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & Unicef)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Nhà giáo Thế giới (5/10):
Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay

Từ lễ Wai kru ở Thái Lan đến các sự kiện tri ân ở Lào và Campuchia, tất cả các nước ASEAN đều dành riêng một ngày đặc biệt để học sinh vinh danh giáo viên bằng hoa, điệu múa truyền thống và cử chỉ tôn trọng.

Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay
UNICEF: 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm nay (18/9) cho biết lũ lụt và lở đất chết người do bão Yagi gây ra đã ảnh hưởng đến khoảng 6 triệu trẻ em trên khắp Đông Nam Á, trong khi số người thiệt mạng vì thảm họa này vẫn đang tiếp tục tăng lên.

UNICEF 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Nâng cao năng lực tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số

Ngày 18/9, tại Trường mầm non Thượng Quảng, huyện Nam Đông, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ mầm non cho giáo viên mầm non dạy trẻ em dân tộc thiểu số tại các huyện Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền và thị xã Hương Trà.

Nâng cao năng lực tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số

TIN MỚI

Return to top