ClockThứ Tư, 26/06/2019 08:57

Việt Nam lần thứ hai làm Chủ tịch Hội nghị Giải trừ quân bị

Đại sứ, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Geneva Dương Chí Dũng hôm 25/6 chủ trì phiên họp toàn thể chính thức đầu tiên của Hội nghị Giải trừ quân bị (CD) trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch CD (24-28/6 và 29/7-18/8), tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ.

Hàn Quốc, Việt Nam tăng cường hợp tác về cơ sở hạ tầngQuốc tế đánh giá cao Việt Nam đắc cử ủy viên không thường trực HĐBATrúng cử Uỷ viên không thường trực HĐBA khẳng định vị thế và uy tín của Việt NamThứ trưởng Lê Hoài Trung họp báo sau khi Việt Nam trúng cửViệt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA với số phiếu 192/193

Đại sứ, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Geneva Dương Chí Dũng (hàng đầu, đầu tiên từ phải sang) chủ trì Hội nghị Giải trừ quân bị (CD) tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 25/6. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Đại sứ Dương Chí Dũng bày tỏ niềm vinh dự của Việt Nam khi lần thứ hai đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội nghị Giải trừ quân bị - diễn đàn đa phương duy nhất trên thế giới thương lượng về vấn đề giải trừ quân bị, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác để giải quyết những thách thức chung đối với tình hình hòa bình và an ninh quốc tế, khẳng định Việt Nam nỗ lực tham gia tích cực trong lĩnh vực này. 

Đại sứ nêu ra những đóng góp của Việt Nam tại nhiệm kỳ đầu tiên làm Chủ tịch Hội nghị Giải trừ quân bị năm 2009 và nhấn mạnh cam kết của Việt Nam tiếp tục đóng góp duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vừa được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và là Chủ tịch ASEAN trong năm 2020. Đại sứ cũng chia sẻ những ưu tiên và nỗ lực của Việt Nam khi đảm nhận vị trí chủ tịch luân phiên, bày tỏ hy vọng rằng các quốc gia thành viên sẽ cùng hợp tác, đóng góp để thúc đẩy hội nghị có thể đạt được kết quả tích cực.

Phát biểu tại hội nghị, Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi tái khẳng định cam kết của ASEAN trong các nỗ lực giải trừ quân bị, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, giới thiệu những nội dung chính của Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) và kêu gọi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân tham gia Nghị định thư của SEANWFZ.

Các nước khẳng định ủng hộ các sáng kiến, nỗ lực của Việt Nam và sẵn sàng hợp tác nhằm thúc đẩy công việc của hội nghị. Phát biểu thay mặt Liên minh châu Âu (EU), Romania khẳng định ủng hộ ASEAN giữ vai trò trung tâm trong việc duy trì hoà bình, an ninh ở khu vực, ngăn ngừa xung đột và tham gia tích cực trong việc tìm giải pháp cho vấn đề Triều Tiên. 

Theo quy định của CD, vị trí Chủ tịch được luân phiên giữa các nước thành viên. Trong năm 2019, Việt Nam cùng Ukraine, Anh, Mỹ, Venezuela và Zimbabwe đảm nhiệm vị trí này.

Theo Vnexpress

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Return to top