ClockThứ Tư, 27/09/2017 21:35

WB: “Khủng hoảng học tập” toàn cầu đe doạ tương lai giới trẻ

TTH - Trong một báo cáo mới, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, việc đến trường mà không học được gì là một sự lãng phí rất lớn các nguồn tài nguyên quý giá và tiềm năng của con người, khiến hàng triệu sinh viên trẻ ở các nước có thu nhập thấp và trung bình phải đối mặt với viễn cảnh đánh mất cơ hội và có mức lương thấp hơn trong cuộc sống sau này, do các trường tiểu học và trung học đã không thành công trong việc giáo dục.

 Một lớp học ở Campuchia. Ảnh: GPE

Báo cáo lập luận rằng, không có kiến thức, giáo dục sẽ không đạt được lời hứa loại bỏ đói nghèo cùng cực, tạo ra cơ hội và mang lại sự thịnh vượng cho tất cả mọi người. Thực tế, sau vài năm đến trường, vẫn có hàng triệu trẻ em không thể đọc, viết hay làm toán cơ bản.

Ông Jim Yong Kim - Chủ tịch WB cho rằng, "cuộc khủng hoảng học tập này là một cuộc khủng hoảng về đạo đức và kinh tế", là một bất công lớn đối với trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới.

Từ đó, báo cáo đề xuất một số biện pháp chính sách cụ thể để giúp các nước đang phát triển giải quyết cuộc khủng hoảng này bằng cách đánh giá việc học một cách nghiêm ngặt hơn; thúc đẩy cải cách giáo dục; và khiến việc đến trường trở nên có hiệu quả đối với tất cả trẻ em.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

TIN MỚI

Return to top