ClockThứ Tư, 26/10/2016 14:21

WEF: Bất bình đẳng giới về kinh tế vẫn tiếp tục cho đến năm 2186

TTH.VN - Nỗ lực thu hẹp khoảng cách giới trong tiền lương và sự tham gia của lực lượng lao động chậm đáng kể trong năm qua, khiến nam giới và nữ giới có thể không đạt được sự bình đẳng về kinh tế trong 170 năm nữa, tờ Reuters ngày 26/10 dẫn nguồn tin từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cho biết.

23 quốc gia có nữ chính trị gia quyền lực nhất thế giớiĐịnh kiến giới: Trẻ em gái vẫn là nạn nhân

Bất bình đẳng giới về kinh tế được dự báo có xu hướng tiếp tục trong thời gian dài. Ảnh: Metro

Theo thống kê được đưa ra chỉ một năm trước đây, WEF dự đoán bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế có thể được xóa bỏ trong 118 năm nữa. Tuy nhiên, nhận định trong một báo cáo mới về khoảng cách giới toàn cầu hàng năm, WEF cho rằng, tiến độ của các nỗ lực đang chậm lại, thậm chí bị đình trệ hoặc đảo ngược ở các quốc gia trên thế giới. 

"Báo cáo tập trung phản ánh tình trạng hiện tại của các tiến bộ và đóng vai trò như một lời kêu gọi", bà Saadia Zahidi, Giám đốc chương trình bình đẳng giới của WEF khẳng định trong một tuyên bố.

Nhìn chung, Iceland và Phần Lan giữ vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng gồm 144 quốc gia có nhiều tiến bộ về bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, sức khỏe, cuộc sống, cơ hội kinh tế và địa vị chính trị.

Tiếp theo đó là Na Uy, Thụy Điển và Rwanda, những quốc gia đã cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế và thu nhập. Đây cũng là những nước có tỷ lệ nghị sĩ nữ cao nhất trên thế giới.

Đáng chú ý, xếp cuối cùng trong bảng xếp hạng là Yemen, Syria, Saudi Arabia và Iran, khi khoảng cách giới ở những nước này vẫn còn khá rộng.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & Business News World)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Return to top