Thế giới

Thế giới xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ

ClockThứ Bảy, 21/05/2022 11:02
TTH.VN - Việc loại bỏ bệnh đậu mùa trên toàn cầu cách đây hơn 40 năm là một trong những thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử y tế công cộng, loại bỏ nguyên nhân gây tử vong, mù lòa và biến dạng đã gây ra cho nhân loại trong suốt 3.000 năm.

Dịch COVID-19: Indonesia lạc quan chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữuChuyên gia: Gần 50% dân số New Zealand được cho là đã mắc COVID-19Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam PhiCuba chuẩn bị cho mùa du lịch cao điểmBiến chủng nCoV Anh nguy cơ tạo sóng lây nhiễm mới ở Mỹ

Chưa hết dịch COVID-19, thế giới lại đối mặt với sự xuất hiện của bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa: AFP/Báo Lao động

Tuy nhiên, mặt trái của nó là việc loại bỏ bệnh đậu mùa cũng đặt dấu chấm hết cho chương trình tiêm chủng toàn cầu nhằm mục tiêu bảo vệ mọi người khỏi nguy cơ nhiễm các virus thủy đậu khác. Trong đó có thể kể đến như bệnh đậu mùa khỉ - chủng bệnh lây lan từ động vật chủ sang người ở châu Phi với tần suất ngày càng tăng lên kể từ năm 1970.

Gần đây, bệnh đậu mùa khỉ đã bùng phát ở châu Âu và Mỹ, một lần nữa chứng minh tác nhân truyền nhiễm xuất hiện ở một quốc gia có thể trở thành mối quan tâm quốc tế dễ dàng như thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

“Bệnh đậu mùa khỉ” được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958, khi bùng phát một căn bệnh giống như thủy đậu xảy ra ở các cá thể khỉ được nuôi để nghiên cứu.

Virus này thuộc giống Orthopoxvirus, bao gồm virus variola, nguyên nhân gây ra bệnh đậu mùa, virus vaccinia và virus đậu bò.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông tin, bệnh đậu mùa khỉ ít lây lan hơn bệnh đậu mùa và các triệu chứng của bệnh cũng nhẹ hơn. Khoảng 30% bệnh nhân đậu mùa đã tử vong, trong khi tỷ lệ này gây nên do bệnh đậu mùa khỉ ghi nhận trong thời gian gần đây là khoảng từ 3% đến 6%.

Bệnh diễn biến ra sao?

Sau thời gian ủ bệnh thường từ một đến hai tuần, người bệnh bắt đầu sốt, đau nhức cơ, mệt mỏi và xuất hiện các triệu chứng giống cúm. Không như bệnh đậu mùa, bệnh đậu mùa khỉ gây sưng hạch bạch huyết.

Trong vài ngày sau khi sốt, bệnh nhân sẽ nổi phát ban, thường bắt đầu ở mặt, sau đó lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Các vết phát ban bắt đầu kết mủ và chứa dịch. Nếu một tổn thương hình thành ở mắt, nó có thể khiến người bệnh bị mù.

Theo WHO, bệnh thường kéo dài từ 2 - 4 tuần, tính từ khi người bệnh có triệu chứng cho đến khi vảy bong ra. Một số bệnh nhân có ghi nhận tổn thương ở bộ phận sinh dục và phát ban khó có thể phân biệt với giang mai, nhiễm virus herpes simplex, bệnh zona và các bệnh nhiễm trùng phổ biến khác, Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho hay.

Tỷ lệ tử vong gây nên do bệnh đậu mùa khỉ cao hơn ở trẻ em, thanh niên và những người có hệ miễn dịch kém thường là những người có nguy cơ mắc bệnh nặng.

Nguồn gốc của bệnh

Vật chủ hoặc vật mang mầm bệnh đậu mùa khỉ vẫn chưa được xác định, dù các loại gặm nhấm được nghi ngờ là có liên quan đến khả năng truyền bệnh.

Bệnh được chẩn đoán mắc ở người lần đầu tiên vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo, ở 1 bệnh nhân 9 tuổi. Kể từ đó, hầu hết các trường hợp đều được ghi nhận ở các khu vực rừng mưa thuộc Trung và Tây Phi.

Vào năm 2003, đợt bùng dịch đầu tiên ngoài châu Phi và Mỹ là có liên quan đến động vật được nhập khẩu từ Ghana đến Texas, sau đó lây nhiễm cho những con chó đồng cỏ. Hàng chục trường hợp đã được ghi nhận trong đợt bùng phát này.

Cơ chế truyền bệnh

Bệnh đậu mùa khỉ không dễ lây lan giữa người với người. Tiếp xúc với virus từ động vật, con người hoặc các vật nhiễm virus gây bệnh là con đường lây nhiễm chính.

Virus xâm nhập qua da bị tổn thương, đường hô hấp hoặc niêm mạc ở mắt, mũi hoặc miệng.

Trong đó, trường hợp lây truyền từ người sang người được cho là chủ yếu xảy ra khi tiếp xúc với giọt bắn, nhưng cũng có thể là sau khi tiếp xúc với dịch cơ thể hoặc điểm tổn thương. Con đường gián tiếp là qua quần áo hoạc khăn trải giường dính virus. Bệnh cũng có thể lây qua đường tình dục.

Các chất khử trùng thông thường trong gia đình có thể tiêu diệt virus đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ có phải là mối đe dọa đại dịch?

Các trường hợp xuất hiện liên quan đến việc lây truyền từ người sang người đã làm dấy lên lo ngại rằng virus có thể trải qua những thay đổi về gen và trở nên “thuần thục hơn” trong việc lây truyền từ người sang người.

Tuy nhiên, ngay cả Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi mỗi năm ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm, thì nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ trở thành đại dịch vẫn chưa xảy ra.

Bệnh được điều trị và ngăn ngừa như thế nào?

Bệnh thường nhẹ và hầu hết bệnh nhân sẽ khỏi trong vài tuần; điều trị chủ yếu nhằm làm giảm các triệu chứng. Với mục đích kiểm soát đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ, CDC cho biết có thể sử dụng vaccine đậu mùa, thuốc kháng virus và globutin miễn dịch để tiêm chủng.

Theo Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA), vaccine phòng bệnh đậu mùa có thể được sử dụng cho cả trước và sau khi phơi nhiễm và có hiệu quả lên đến 85% trong việc ngăn ngừa bệnh đậu mùa ở khỉ. Cidofovir và tecovirimat là thuốc kháng virus có thể được sử dụng để kiểm soát các đợt bùng dịch đậu mùa khỉ.

Tecovirimat đã được Hiệp hội Y khoa châu Âu phê duyệt sử dụng cho bệnh đậu mùa khỉ vào năm 2022, dựa trên dữ liệu trong các nghiên cứu trên động vật và con người, tuy nhiên vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.

Các loại vaccine mới hơn đã được phát triển, trong đó có một loại đã được phê chuẩn để phòng bệnh đậu mùa khỉ. Cách chủ yếu để ngăn ngừa lây nhiễm là cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm đậu mùa khỉ trong phòng áp suất âm và đảm bảo nhân viên y tế được trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp để tránh nguy cơ lẫy nhiễm bệnh rộng hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01%

Đây là mục tiêu được nêu ra tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, phương hướng hoạt động năm 2025 do Sở Y tế tổ chức chiều 17/12. Tham dự có đại diện các đơn vị y tế, các cơ quan ban ngành.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dưới 0,01
Thông tin doanh nghiệp:
CaraWorld – Một điểm đến trọn thế giới!

CaraWorld Land ghi dấu ấn tượng trên các chuyên trang quốc tế về 1 ốc đảo nghỉ dưỡng tại gia riêng tư đẳng cấp 5* trên vịnh Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa.

CaraWorld – Một điểm đến trọn thế giới
Thái Lan cảnh báo về 'Bệnh X' tại CHDC Congo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đã gửi cảnh báo tới tất cả các văn phòng của mình về một đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm tại CHDC Congo vốn đã khiến hàng trăm người bị bệnh và ít nhất 79 người tử vong kể từ cuối tháng 10 đến nay.

Thái Lan cảnh báo về Bệnh X tại CHDC Congo
Return to top