Thế giới

Thị trường hàng cao cấp toàn cầu có nguy cơ sụp đổ

ClockThứ Hai, 01/06/2020 08:38
TTH - Trong nhiều thập kỷ qua, nhu cầu cá nhân về hàng hóa cao cấp đã và đang tăng đều đặn, khiến ngành công nghiệp này có trị giá lên đến 308 tỷ USD vào năm 2019.

Việt Nam cấp thiết cần thị trường đất đai minh bạchApple vượt mặt Fitbit, trở thành nhà cung cấp thiết bị đeo lớn nhất thế giới

Tuy nhiên, mong muốn mua sắm các mặt hàng đắt tiền của người tiêu dùng đột nhiên bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19 và các chuyên gia dự đoán rằng mức ảnh hưởng có thể tác động đến 1/3 quy mô thị trường hàng cao cấp trong năm nay.

Nhu cầu giảm do dịch COVID-19 khiến thị trường hàng cao cấp toàn cầu có nguy cơ sụp đổ. Ảnh minh họa: VOV

Một quỹ đạo đầy hứa hẹn

Thị trường hàng hóa cao cấp toàn cầu bao gồm các sản phẩm làm đẹp, may mặc và phụ kiện đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng 6% kể từ những năm 1990. Những năm gần đây, mức tăng trưởng của ngành công nghiệp hàng cao cấp được thúc đẩy chủ yếu nhờ vào sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc. Thị trường này chiếm đến 90% tổng mức tăng trưởng trong doanh số trong năm 2019, theo sau đó là châu Âu và châu Mỹ.

Trong thời gian trước khi bùng phát đại dịch COVID-19, mỗi người tiêu dùng thuộc tầng lớp trẻ tuổi Trung Quốc có thể chi trung bình đến 6.000 USD để mua hàng hóa xa xỉ. Đây có thể coi là khả năng chi tiêu đáng kể.

Ngành công nghiệp đang gặp khó khăn

Tuy nhiên, hạn chế đi lại và mức chi tiêu giảm mạnh trong quý I/2020 đã và đang khiến ngành công nghiệp bán lẻ này gần như sụp đổ.

Một sự thật cần được nhìn nhận là khoảng hơn 80% các tập đoàn kinh doanh thời trang và hàng hóa cao cấp sẽ gặp thách thức cực kỳ lớn khi nhiều cửa hàng, chi nhánh phải đóng cửa.

Cụ thể, khi chuỗi cửa hàng bách hóa xa xỉ của Mỹ Neimans-Marcus nộp đơn xin bảo hộ phá sản, áp lực đối với ngành công nghiệp này nói chung đã và đang xuất hiện ngày càng rõ ràng hơn. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, các công ty đã từng gặp khó khăn trước khi xuất hiện dịch COVID-19 là những nạn nhân chịu tác động nặng nề nhất.

Dự đoán về sự sụp đổ

Trong báo cáo gần đây nhất, Công ty Bain & Company ước tính, thị trường hàng hóa cao cấp toàn cầu sẽ chứng kiến mức thu hẹp từ 25% - 30% trong quý I/2020 dựa trên biến số kinh tế. Có 3 kịch bản cho tương lai ngành công nghiệp bao gồm:

Kịch bản lạc quan: Có thể ngành công nghiệp sẽ không giảm tăng trưởng mạnh mà chỉ giảm từ 15% - 18% nếu nhu cầu tiêu dùng tăng cao trở lại trong quý II và quý III/2020. Như vậy, doanh số thu về của ngành sẽ có thể giảm từ 46 tỷ USD – 56 tỷ USD.

Kịch bản trung lập: Có thể sẽ xảy ra sự sụt giảm vừa phải từ 22% - 25%, tương đương 68 tỷ USD – 77 tỷ USD bị mất đi.

Trong trường hợp xấu nhất, một “cơn co thắt mạnh” từ 30% - 35% sẽ xuất hiện. Với giả định doanh số giảm trong thời gian dài, tổn thất về doanh thu sẽ là từ 92 tỷ USD – 108 tỷ USD.

Đương nhiên, cho dù chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc tăng mạnh trở lại thì dự kiến ngành công nghiệp hàng cao cấp này sẽ khó trở lại thời kỳ hoàng kim của năm 2019 ngay lập tức. Sớm nhất cũng phải đến năm 2022. Đến giai đoạn đó, ngành công nghiệp có thể đã thay đổi hoàn toàn.

Bất chấp những phân tích của giới chuyên gia, một sự thật cần được khẳng định là ngành công nghiệp hàng cao cấp của toàn cầu vẫn đang nằm ở ngã ba đường.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

27 điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Trung Bộ

Do ảnh hưởng của mưa kéo dài, mô hình độ ẩm đất tại một số khu vực ở Trung Bộ đã gần bão hòa hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trong khi đó, dự báo trong 3-6 giờ tới, khu vực trên tiếp tục có mưa. Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại nhiều địa phương.

27 điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở khu vực Trung Bộ
Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau bão Yingxing, Biển Đông tiếp tục có những diễn biến thời tiết phức tạp khi xuất hiện một cơn bão mới có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).

Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông
Return to top