Thế giới

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

ClockThứ Sáu, 22/03/2024 07:14
TTH - Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.
 Tính đến cuối năm 2023, số lượng trái phiếu bền vững đang lưu hành tại các nền kinh tế ASEAN+3 đạt 798,7 tỷ USD. Ảnh minh họa: iStock

Theo báo cáo, số lượng trái phiếu bền vững đang lưu hành tại các nền kinh tế ASEAN+3 này đạt 798,7 tỷ USD vào cuối năm 2023, và chiếm khoảng 20% trái phiếu bền vững toàn cầu. Cùng thời điểm đó, thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro lần lượt đạt 4.000 tỷ USD và 1.500 tỷ USD.

Được biết, trái phiếu bền vững là công cụ trái phiếu được sử dụng để tài trợ cho các dự án và chương trình mang lại lợi ích về môi trường và xã hội.

Trong năm 2023, các thị trường ASEAN đã ghi nhận 19,1 tỷ USD phát hành trái phiếu bền vững, chiếm 7,9% tổng lượng phát hành tại các thị trường trái phiếu bền vững ASEAN+3.

ASEAN ghi nhận tỷ lệ tài trợ bằng đồng nội tệ và tài trợ dài hạn cao hơn trong phát hành trái phiếu bền vững, với 80,6% phát hành trái phiếu bền vững bằng đồng nội tệ và kỳ hạn trung bình có trọng số là 14,7 năm, vượt trội so với các con số tương ứng là 74,3% và 6,2 năm ở ASEAN+3.

Từ 1/12/2023 - 29/2/2024, điều kiện tài chính ở các nước Đông Á mới nổi đã được cải thiện nhẹ do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong khi lạm phát tiếp tục ở mức vừa phải và hầu hết các nền kinh tế đều có mức tăng trưởng kinh tế ổn định trong khu vực. Thị trường chứng khoán cũng tăng trưởng ở 6 trong số 9 nền kinh tế trong khu vực và tổng cộng 17,4 tỷ USD dòng vốn cổ phần nước ngoài đã được ghi nhận, ADB cho hay.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ ADB)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững

Huy động nhiều nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững, các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở TX. Hương Trà không ngừng giúp người nghèo cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống.

Nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
Return to top