Thế giới

Thời tiết khắc nghiệt khiến 195.000 người ở châu Âu tử vong trong hơn 40 năm qua

ClockThứ Tư, 14/06/2023 15:03
TTH.VN - Theo báo cáo vừa được công bố, Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết các điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở châu Âu đã giết chết gần 195.000 người và gây thiệt hại kinh tế hơn 560 tỷ euro (605 tỷ USD) kể từ năm 1980.

Châu Âu ấm bất thường trong mùa đôngThời tiết giá lạnh, tuyến tàu điện quan trọng ở châu Âu bị gián đoạn

leftcenterrightdel
Thời tiết khắc nghiệt gây thiệt hại nghiêm tọng về người và của. Ảnh minh hoạ: Shutterstock 

“Gần 195.000 người ở châu Âu đã thiệt mạng do lũ lụt, mưa bão, sóng nhiệt và giá lạnh, cháy rừng và lở đất” từ năm 1980 đến năm 2021, EAA nêu rõ trong báo cáo ngày 14/6.

Trong số 560 tỷ euro thiệt hại, chỉ có 170 tỷ euro - tương đương 30%, được bảo hiểm, EEA tiết lộ khi ra mắt cổng thông tin trực tuyến mới đối chiếu dữ liệu gần đây về tác động của thời tiết khắc nghiệt.

“Để ngăn chặn những thiệt hại tiếp theo, chúng ta cần khẩn trương chuyển từ ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan... sang chủ động chuẩn bị cho những thảm hoạ khí hậu đó”, chuyên gia Aleksandra Kazmierczak của EEA khẳng định.

Theo dữ liệu mới nhất, sóng nhiệt chiếm 81% số ca tử vong và 15% thiệt hại tài chính. Từ đó, EEA khuyến nghị châu Âu cần thực hiện các biện pháp để bảo vệ dân số đang già đi của lục địa, trong đó người cao tuổi đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ cực cao.

“Hầu hết các chính sách thích ứng quốc gia và chiến lược y tế đều công nhận tác động của nhiệt đối với hệ tim mạch và hô hấp. Nhưng chưa đến một nửa trong đó có các hành động bảo vệ các tác động trực tiếp của nhiệt như mất nước hoặc say nắng”, EEA cho hay.

Thực tế, mùa hè năm ngoái ở châu Âu chứng kiến nhiều ca tử vong hơn bình thường sau các đợt nắng nóng liên tục tiếp diễn, tuy nhiên số ca tử vong năm 2022 chưa được đưa vào dữ liệu công bố lần này.

Theo EEA, số ca tử vong vào tháng 7/2022 cao hơn khoảng 53.000 ca so với mức trung bình hàng tháng trong giai đoạn 2016-2019, tăng 16%, mặc dù không phải tất cả những ca tử vong đó đều trực tiếp do nắng nóng. Trong khi đó, chỉ riêng Tây Ban Nha đã ghi nhận hơn 4.600 ca tử vong liên quan đến nắng nóng khắc nghiệt trong tháng 6, tháng 7 và tháng 8 năm ngoái.

Đáng lưu ý, các mô hình khí hậu dự đoán các đợt nắng nóng sẽ kéo dài hơn, dữ dội hơn và diễn ra thường xuyên hơn.

Trước đó, hồi tháng 2/2022, báo cáo của EAA cho rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan đã giết chết 142.000 người và gây thiệt hại 510 tỷ euro trong giai đoạn 1980 - 2020.

Sự gia tăng của các số liệu vừa được công bố hôm nay so với hồi tháng 2/2022 một phần là do vào năm 2021, lũ lụt ở Đức và Bỉ đã gây ra những thiệt hại kinh tế lên đến gần 50 tỷ euro.

Về số ca tử vong, sự thay đổi trong phương pháp thống kê ở Pháp và Đức là nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn, EEA cho biết.

leftcenterrightdel
Lũ lụt kinh hoàng ở Bỉ vào mùa hè năm 2021. Ảnh: Laodong

Hậu quả nghiêm trọng

Theo EEA, biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm tăng nguy cơ hạn hán lên gấp 5 hoặc 6 lần trong năm 2022, một năm mà các vụ cháy rừng đã tàn phá diện tích lãnh thổ nhiều gấp đôi so với những năm gần đây.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng hạn hán có thể sẽ kéo theo những tổn thất rất lớn. Ước tính cho thấy chiệt hại kinh tế có thể tăng từ 9 tỷ euro/năm hiện nay lên 25 tỷ euro/năm vào cuối thế kỷ này nếu hành tinh nóng lên 1,5 độ C.

Con số đó có thể tăng lên 31 tỷ euro nếu Trái đất nóng lên thêm 2 độ C và lên 45 tỷ euro nếu nóng lên 3 độ C, theo các kịch bản khoa học.

EEA cũng cảnh báo những hậu quả đối với nông nghiệp có thể lên đến mức “tàn phá”.

Từ đó, báo cáo của EEA khuyến nghị “người nông dân có thể hạn chế tác động bất lợi của nhiệt độ tăng cao và hạn hán bằng cách điều chỉnh giống cây trồng, thay đổi ngày gieo hạt và thay đổi mô hình tưới tiêu”. Nếu không có thay đổi, sản lượng và thu nhập từ trang trại dự kiến sẽ giảm trong tương lai.

Đáng lưu ý, dù tổn thất về người do lũ lụt thấp hơn nhiều, chỉ chiếm 2% trên tổng số, nhưng chúng lại gây thiệt hại nặng nề nhất, chiếm tới 56% về tổng thiệt hại kinh tế.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Cháy rừng kỷ lục tấn công Venezuela

Theo dữ liệu vừa công bố ngày 1/4, Venezuela đang phải đối mặt với số vụ cháy rừng kỷ lục khi hạn hán do biến đổi khí hậu tàn phá khu vực rừng nhiệt đới Amazon.

Cháy rừng kỷ lục tấn công Venezuela
Return to top