Thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thị trưởng thành phố San Francisco

ClockThứ Tư, 18/05/2022 09:42
Thủ tướng đánh giá quan hệ hai bên có dư địa phát triển rộng lớn, trong đó Việt Nam xác định San Francisco là một địa bàn trọng điểm để thúc đẩy quan hệ giữa các địa phương hai nước.

Thủ tướng tiếp Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake SullivanHoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-MỹViệt Nam cảm ơn nỗ lực ngoại giao của người bạn Mỹ thân thiết McAuliffBiến thể phụ BA.2 đang chiếm ưu thế từ Ấn Độ cho đến MỹMỹ gửi thêm 1,6 triệu liều vắc xin Pfizer, đã về đến TP.HCM

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Thị trưởng thành phố San Francisco, bà London Breed. (Nguồn: baochinhphu)

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ, thăm, làm việc tại Mỹ, sáng 17/5 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà London Breed, Thị trưởng thành phố San Francisco.

Bà Thị trưởng nồng nhiệt chào mừng và bày tỏ vinh dự được đón Thủ tướng và phái đoàn Việt Nam tới thăm San Francisco - thành phố kết nghĩa với Thành phố Hồ Chí Minh từ rất sớm, trước cả khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ.

Bà London Breed đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế xã hội, kết quả phòng chống dịch và mở cửa, phục hồi, phát triển của Việt Nam, những bày tỏ ấn tượng sâu sắc với kết quả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam với trên 80% dân số đã được tiêm; thông báo những kết quả tích cực trong phòng chống dịch và mở cửa trở lại du lịch, phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại thành phố.

Đặc biệt, bà mong muốn tìm hiểu về các giải pháp của Việt Nam để vận động người dân tích cực tham gia phòng chống dịch, nhất là việc tiêm chủng. Bà thông báo về các thế mạnh của thành phố như các ngành công nghệ cao, du lịch, bảo vệ môi trường, nền tảng năng lực y tế hàng đầu thế giới, giao thông công cộng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng tình hình thế giới gần đây có nhiều diễn biến mới phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề toàn cầu ảnh hưởng tới mọi quốc gia và mọi người dân, như dịch bệnh COVID-19, cạnh tranh chiến lược, biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh mạng, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, việc thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội...

Những điều này đòi hỏi cách tiếp cận toàn cầu, đề cao hợp tác quốc tế và chủ nghĩa đa phương, Việt Nam và Mỹ cần cùng chung tay với cộng đồng quốc tế để giải quyết.

Thủ tướng cũng nhắc lại quá trình phát triển của quan hệ Việt Nam-Mỹ kể từ khi hai bên bình thường hóa quan hệ năm 1995, đến nay hai bên đã đạt được những nguyên tắc nền tảng cho quan hệ hai nước trên cơ sở tôn trọng “thể chế chính trị, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau," Mỹ luôn ủng hộ một Việt Nam hùng mạnh, độc lập và thịnh vượng.

Trong đó, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là trụ cột quan trọng, Mỹlà đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ chín của Mỹ. Việt Nam cũng có nhiều đóng góp tích cực, chủ động cho quan hệ ASEAN-Mỹ.

Thủ tướng đánh giá quan hệ hai bên có dư địa phát triển rộng lớn, trong đó Việt Nam xác định San Francisco - địa bàn có nhiều người Việt Nam thứ hai trong vùng, là một địa bàn trọng điểm để thúc đẩy quan hệ giữa các địa phương hai nước, là nơi đầu tiên mà Việt Nam đặt Tổng lãnh sự quán tại Mỹ. Với kết nối hàng không thuận lợi, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang có nhu cầu đặt văn phòng đại diện, mở rộng hoạt động tại đây.

Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ giữa San Francisco với các địa phương nói chung và với Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trên các lĩnh vực mà San Francisco có thế mạnh như kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, ứng phó biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai...

Thủ tướng đề nghị hai bên tăng cường trao đổi đoàn các cấp; đẩy mạnh giao lưu nhân dân, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực y tế;  khuyến khích các doanh nghiệp hai bên hợp tác đầu tư, kinh doanh. Thủ tướng cảm ơn và đề nghị thành phố tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng khoảng 50.000 người Việt Nam tại đây sinh sống, học tập, làm việc ổn định, tuân thủ pháp luật.

Trả lời câu hỏi của bà Thị trưởng về công tác phòng chống dịch, Thủ tướng thông báo những nét chính trong chiến lược phòng chống dịch của Việt Nam, theo đó Việt Nam lấy người dân là trung tâm, chủ thể, là mục tiêu và là động lực; đặt tính mạng, sức khỏe người dân lên trên hết, trước hết; mọi chính sách phải hướng tới người dân và người dân phải tham gia thực hiện, trong đó việc tiêm chủng vaccine vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Nhân dịp này, Thủ tướng mời bà Thị trưởng thăm Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai bên ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Mỹ ngày càng thực chất và hiệu quả hơn.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Return to top