Thế giới
Diễn đàn Quản trị Internet:

Thúc đẩy tương lai kỹ thuật số bao trùm cho tất cả mọi người

ClockThứ Năm, 09/12/2021 17:10
TTH.VN - Tận dụng sức mạnh của Internet trong khi giải quyết các rủi ro của không gian mạng là trọng tâm tại Diễn đàn Quản trị Internet (IGF) của Liên Hiệp Quốc (LHQ), đang diễn ra ở thành phố Katowice, Ba Lan từ ngày 6-10/12.

ASEAN đứng trước sự thiếu hụt lớn các kỹ năng an ninh mạngLHQ: Cần tạo một "thế giới kỹ thuật số" an toàn hơn cho trẻ em

Công nghệ kỹ thuật số hỗ trợ hàng triệu người làm việc, học tập và hòa nhập xã hội trực tuyến. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Diễn đàn Quản trị Internet (IGF) quy tụ hơn 7.000 nhà đổi mới, các Giám đốc điều hành công nghệ lớn, thanh niên, các Bộ trưởng và nghị sĩ, nhằm thúc đẩy nỗ lực xây dựng một tương lai kỹ thuật số mở, an toàn và tự do dành cho tất cả mọi người.

Hợp tác toàn cầu là yếu tố thiết yếu

Trong một thông điệp gửi đến hội nghị, Tổng Thư ký LHQ António Guterres cho rằng, cuộc khủng hoảng COVID-19 toàn cầu đã làm nổi bật sức mạnh quan trọng của nternet, khi công nghệ kỹ thuật số cho phép hàng triệu người làm việc, học tập và hòa nhập xã hội trực tuyến một cách an toàn.

Dù vậy, đại dịch cũng đã mở rộng khoảng cách kỹ thuật số và mặt tối của công nghệ, bằng chứng là “sự lan truyền nhanh chóng của những thông tin sai lệch”.

Qua đó, Tổng Thư ký LHQ nhận định: “Chúng ta chỉ có thể giải quyết những thách thức này một cách đoàn kết, thông qua hợp tác tăng cường... Bằng cách thiết lập các quy tắc rõ ràng để bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản, bằng cách lấy lại quyền kiểm soát dữ liệu, chống lại thông tin sai lệch và ngôn từ kích động thù địch, cũng như bằng cách kết nối mọi người với Internet vào năm 2030”.

Hội nghị do Tổng Thư ký LHQ triệu tập hàng năm, với các mục tiêu bao gồm thúc đẩy đối thoại về quản trị Internet, chia sẻ các kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất, đồng thời xác định những vấn đề mới nổi.

Gia tăng số người sử dụng Internet

Theo Uỷ ban các vấn đề kinh tế - xã hội của LHQ (DESA), cơ quan hỗ trợ Ban Thư ký IGF, số người sử dụng Internet đã tăng lên trong thời gian đại dịch COVID-19.

Cụ thể, ​​số liệu từ Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), một cơ quan của LHQ cho hay, số lượng người dùng Internet đã tăng từ mức 4,1 tỷ người trong năm 2019, lên mức 4,9 tỷ người 2 năm sau đó. Trong giai đoạn này, có thêm 782 triệu người đã truy cập trực tuyến, tương đương hơn gấp đôi dân số Mỹ.

Tuy nhiên, DESA lưu ý rằng, việc thiếu "trách nhiệm giải trình trên Internet" đã cho phép sự lan truyền của ngôn từ kích động thù địch, chủ nghĩa cực đoan bạo lực và thông tin sai lệch về đại dịch.

Một tương lai kỹ thuật số dành cho tất cả mọi người

Với những tác động của đại dịch đối với bối cảnh kỹ thuật số, IGF “có thể đưa ra cam kết về việc định hình tương lai kỹ thuật số cho thế giới, biến cuộc khủng hoảng COVID-19 thành cơ hội... Thật vậy, điều này nói thì dễ hơn làm, bởi quản trị Internet toàn cầu rất phức tạp. Nhưng đoàn kết, chúng ta có thể thành công, cùng nhau”, ông Liu Zhenmin, Phó Tổng thư ký phụ trách các vấn đề kinh tế xã hội của LHQ khẳng định.

Được biết, IGF đang được tổ chức bằng cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Hơn 250 phiên họp được thực hiện trong vòng 5 ngày, trong đó xem xét các vấn đề như hội nhập kinh tế và bảo vệ nhân quyền trực tuyến, tiếp cận toàn cầu và kết nối có ý nghĩa.

Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự cũng sẽ tìm kiếm giải pháp chung cho những vấn đề xuyên suốt về khí hậu, chất thải điện tử và môi trường; bảo vệ dữ liệu và người dùng; hợp tác kỹ thuật số; sự tin cậy, bảo mật và ổn định.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News & Intgovforum)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn “Phục hồi chức năng Giao tiếp Xuyên Á 2024”

Ngày 14/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế tổ chức diễn đàn khoa học “Phục hồi chức năng Giao tiếp Xuyên Á 2024” và lễ tổng kết dự án Âm ngữ trị liệu KOICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc).

Diễn đàn “Phục hồi chức năng Giao tiếp Xuyên Á 2024”
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top