Thế giới

Tổn thất nặng nề, Boeing có thể phải ngưng sản xuất MAX 373

ClockThứ Năm, 25/07/2019 15:04
TTH.VN - Hãng hàng không Boeing hôm qua (24/7) vừa công bố khoản lỗ hàng quý lớn nhất từ ​​trước đến nay do chi phí tăng vọt nhằm giải quyết các vấn đề với máy bay 737 MAX, đồng thời cũng đưa ra cảnh báo có thể hãng phải ngưng hoàn toàn việc sản xuất dòng máy bay phản lực này nếu gặp phải rào cản mới với các nhà quản lý toàn cầu về việc cho phép 737 MAX - dòng máy bay bán chạy nhất của hãng được vận hành lại.

Boeing bồi thường 50 triệu USD trực tiếp cho gia đình nạn nhân vụ 737 MAXHãng hàng không Saudi hủy đơn hàng Boeing 737, chuyển sang máy bay của AirbusBoeing nhận được đơn đặt hàng lớn sau cuộc khủng hoảng máy bay 737 MAXKhủng hoảng về doanh số của Boeing vẫn chưa chấm dứtCác hãng hàng không Mỹ kéo dài lệnh ngừng bay với Boeing 737 MAX

Bên trong xưởng sản xuất Boeing ở Washington, Mỹ. Ảnh: Reuters

Giám đốc điều hành Boeing Dennis Muilenburg tin tưởng rằng MAX sẽ hoạt động trở lại vào đầu tháng 10 tới, nhưng đồng thời cũng lần đầu tiên thừa nhận rằng Boeing có thể phải giảm hoặc ngừng hoàn toàn việc sản xuất 737 MAX, một bước đi mà hãng chưa bao giờ phải dùng đến đối với bất kỳ máy bay thương mại nào trong hơn 20 năm qua.

Boeing đang tìm cách khôi phục niềm tin của khách hàng đối với dòng máy bay 737 MAX của hãng và để đáp ứng yêu cầu của các nhà quản lý bằng cách lập trình lại phần mềm được xác định là yếu tố chính trong hai vụ tai nạn chết người nghiêm trọng năm 2018 và 2019.

Đây là thời điểm xác định đối với Boeing, ông Muenburg nói với các nhà phân tích. Ông cho biết Boeing đã tổ chức các cuộc triệu tập kỹ thuật hàng tuần và một số hội nghị với các nhà khai thác dòng máy bay MAX trên toàn thế giới và gần 225 phiên trong các chuyến bay giả lập thử nghiệm phần mềm của họ.

Ý kiến ​​của ông Muilenburg, được đưa ra sau khi hãng Boeing công bố khoản lỗ hàng quý lớn nhất từ ​​trước đến nay với tổn thất gần 3 tỷ USD, trong đó mất 1,01 tỷ USD tiền mặt trong quý này.

Các nhà đầu tư cũng bày tỏ thái độ e dè sau khi Boeing công bố các khoản phí lớn vào tuần trước, đưa tổng chi phí của cuộc khủng hoảng 737 MAX lên tới hơn 8 tỷ USD tính đến nay, chủ yếu là do bồi thường, khi nhà sản xuất máy bay Boeing sẽ phải trả tiền cho các hãng hàng không vì việc giao hàng bị trì hoãn và giảm sản lượng.

Cổ phiếu của Boeing chỉ giảm nhẹ sau khi kết quả quý II được công bố, nhưng đã nhanh chóng giảm đến 3% sau khi ông Muilenburg nhận xét về khả năng giảm sản lượng hơn nữa, hoặc tạm ngừng sản xuất.

Boeing có trụ sở tại Chicago, Mỹ đã không thể cung cấp bất kỳ máy bay 737 MAX nào kể từ khi dòng máy bay một lối đi này không được phép vận hành trên toàn thế giới từ tháng 3 vừa qua, sau khi xảy ra hai vụ tai nạn nghiêm trọng ở Indonesia và Ethiopia làm 346 người thiệt mạng.

Ông Muilenburg cho biết công ty sẽ xem xét cắt giảm thêm dòng máy bay 737 xuống dưới mức 42 chiếc/tháng hiện tại hoặc có khả năng tạm ngừng sản xuất nếu được bảo đảm - một động thái mà Boeing đã không thực hiện kể từ năm 1997 khi ngừng sản xuất dòng 747.

Boeing đã giảm số lượng máy bay một lối đi mà hãng sản xuất hàng tháng ở khu vực Seattle xuống từ 52 chiếc/thán xuống còn 42 chiếc/tháng sau vụ tai nạn thứ hai ở Ethiopia, trong khi cũng tạm ngừng giao hàng cho các hãng hàng không, cắt nguồn tiền mặt chính và khiến lợi nhuận suy giảm.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)  

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt

Tờ The Guardian ngày 11/11 trích dẫn kết quả một nghiên cứu mới cho hay, thời tiết khắc nghiệt đã gây thiệt hại cho thế giới 2 nghìn tỷ USD trong thập kỷ qua. Nghiên cứu đã thực hiện phân tích 4.000 sự kiện thời tiết khắc nghiệt liên quan đến khí hậu, từ lũ quét cho đến những đợt hạn hán kéo dài.

Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt
Giá vé máy bay giảm khi quyền quyết định dần “nằm trong tay” hành khách

Hãng hàng không Qantas Airways, tuy không nổi tiếng với các chính sách giảm giá thường xuyên, song ghi nhận trong năm nay đã giảm giá vé đến 6 lần. Cùng lúc đó, hãng hàng không Virgin Australia trung bình cũng đưa ra ít nhất 1 đợt giảm giá vé/tháng. Ngay cả Ryanair Holdings, hãng hàng không đi tiên phong trong dịch vụ du lịch hàng không giá rẻ ở châu Âu, mới đây cũng cho biết các chuyến bay đang dần trở nên rẻ hơn.

Giá vé máy bay giảm khi quyền quyết định dần “nằm trong tay” hành khách
Bất ngờ giá vé máy bay “hạ nhiệt” giữa cao điểm hè

Thời điểm hiện tại đã bắt đầu bước vào mùa cao điểm du lịch hè 2024, tuy nhiên trên các đường bay nội địa, lại ghi nhận thực tế khá bất ngờ: giá vé máy bay “hạ nhiệt” và tỷ lệ đặt chỗ còn khá thấp.

Bất ngờ giá vé máy bay “hạ nhiệt” giữa cao điểm hè
Giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần

Reuters ngày 28/5 cho biết, giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ du lịch kéo dài thời hậu COVID đang suy yếu, có thể dẫn đến những lo ngại cho các hãng hàng không vốn đang phải vật lộn với chi phí tăng cao và số lượng máy bay hạn chế.

Giá vé máy bay ở châu Âu và châu Á đang bắt đầu ổn định và có xu hướng giảm dần
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top