Thế giới

Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SME

ClockChủ Nhật, 28/02/2021 15:02
TTH.VN - Một nghiên cứu mới của Tập đoàn Hệ thống Cisco vừa cho thấy ý định phát triển kỹ thuật số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Singapore sẽ cần thêm 1,2 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025Thêm nhiều cơ hội tăng trưởng cho thanh toán kỹ thuật số vào năm 2021

Trạng thái bình thường mới đang được phản ánh rõ trong những xu hướng kỹ thuật số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh minh họa: TTXVN

Phát hiện này được dựa trên một cuộc khảo sát tại Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, và Thái Lan.

Cuộc khảo sát do Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Analysys Mason thực hiện bao gồm 1.600 doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp có số lượng nhân viên từ 50 - 150 người. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu tập trung vào những xu hướng kỹ thuật số chính đang diễn ra trong phân khúc, trong bối cảnh của đại dịch COVID-19 toàn cầu đã tồn tại 1 năm.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tất cả các quốc gia, quy mô và lĩnh vực đều tập trung vào hỗ trợ làm việc từ xa, các nền tảng trực tuyến và nâng cấp những giải pháp công nghệ thông tin hiện có của họ trong năm tới”, ông Bidhan Roy, Giám đốc Điều hành, kiêm Trưởng bộ phận thương mại & kinh doanh nhỏ của Cisco cho biết. Hầu hết những xu hướng này phản ánh các yếu tố chính của trạng thái bình thường mới.

Hỗ trợ làm việc từ xa

Chẳng hạn như, làm việc từ xa đã được bắt đầu như một nhu cầu cần thiết đối với thế giới kinh doanh trong thời gian áp dụng các biện pháp phong toả; tuy nhiên, hình thức này đã nhanh chóng trở thành một phương tiện hấp dẫn để cắt giảm chi phí và cải thiện tính linh hoạt. Thách thức duy nhất là duy trì và cải thiện năng suất trong môi trường trực tuyến, được coi là rào cản của gần 45% doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Giải pháp là đầu tư vào hỗ trợ kỹ thuật số tốt hơn đối với hình thức làm việc từ xa và kết hợp, chìa khóa thành công cho hơn 40% doanh nghiệp được hỏi. Một con số tương đương cũng tin rằng, sự tham gia tốt hơn của nhân viên là một trọng tâm của đầu tư kỹ thuật số.

Bán hàng trực tuyến và đa kênh

Tiếp theo là sự tập trung vào các nền tảng trực tuyến, một phương tiện quan trọng đối với sự tham gia của khách hàng. Thật vậy, trong giai đoạn các biện pháp phong toả được thực hiện, và trong bối cảnh nguy cơ lây nhiễm xảy ra sau đó, trực tuyến là cách duy nhất để tiếp cận người tiêu dùng, với 50% trên tổng số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang vật lộn với việc các cửa hàng truyền thống phải đóng cửa. Do đó, hơn 75% doanh nghiệp vừa và nhỏ có kế hoạch đầu tư vào nền tảng thương mại điện tử trong năm tới.

Ngoài ra, một dịch vụ cung cấp trực tuyến cải tiến cũng sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh trong trạng thái bình thường mới, khi cơ sở người tiêu dùng hiểu biết về công nghệ mới sẽ lựa chọn giữa nhiều dịch vụ mới, sáng tạo, và đa kênh. Với suy nghĩ này, gần 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ đánh giá trải nghiệm khách hàng là ưu tiên hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ kỹ thuật số của họ trong tương lai.

Trong đó, một đối thủ kinh doanh giành chiến thắng sẽ tính đến trải nghiệm khách hàng suôn sẻ, không tiếp xúc, có sự kết hợp giữa tương tác vật lý và cơ sở hạ tầng thương mại trực tuyến mạnh mẽ. Sự tin cậy, hiệu quả, tốc độ và chất lượng sẽ là những yếu tố trọng tâm ở đây.

Chuyển đổi kỹ thuật số

Cuối cùng trong danh sách nói trên là việc nâng cấp các giải pháp công nghệ thông tin. Đối với gần 20% doanh nghiệp được khảo sát, nâng cấp công nghệ đóng vai trò rất quan trọng để cắt giảm chi phí trong năm tới hoặc xa hơn. Đáng chú ý, điều này được ưu tiên hơn ở các thị trường châu Á - Thái Bình Dương phát triển như Australia, Singapore, Nhật Bản, và Hàn Quốc so với ở những thị trường đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, và Thái Lan.

Qua đó, ông Bidhan Roy kết luận: “Việc áp dụng kỹ thuật số được tăng tốc này sẽ thúc đẩy sự phục hồi và khả năng chuyển đổi các ngành công nghiệp, bao gồm lĩnh vực sản xuất và các lĩnh vực thâm dụng vốn truyền thống khác, sang mô hình "kỹ thuật số trên hết" và "đám mây trên hết"”.

Lê Thảo (Lược dịch từ Consultancy Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Máy ảnh Fujifilm X-A7

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top