Thế giới

Trao đổi thương mại Lào-Việt khó đạt mục tiêu đề ra do dịch COVID-19

ClockThứ Sáu, 04/09/2020 14:49
Tờ Vientiane Times số ra ngày 4/9 đưa tin trao đổi kim ngạch thương mại giữa Lào và Việt Nam trong năm 2020 có thể không đạt được chỉ tiêu tăng 10-15%/năm mà hai nước đã đề ra, do tác động của đại dịch COVID-19.

Điện và Thư mừng kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt NamTổ chức trực tuyến Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Mekong-Lan ThươngViệt Nam, Lào, Campuchia lên kế hoạch diễn tập cứu hộ ở biên giớiVietnam Airlines vận chuyển trang thiết bị y tế của Chính phủ Việt Nam viện trợ Lào và CampuchiaDu lịch Đông Nam Á chịu tổn thất lớn do COVID-19

Công ty TNHH Cơ khí Toàn Phát (Hải Dương) chuyên sản xuất động cơ điện, máy bơm nước và máy nông cụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Lào, Campuchia. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Báo trên cho biết các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 mà Chính phủ Việt Nam áp đặt từ đầu năm 2020 đã khiến một số mặt hàng bị ngừng xuất sang Lào.

Tờ báo dẫn số liệu của Bộ Công Thương Lào cho biết trao đổi thương mại Lào - Việt đã giảm từ 153 triệu USD trong tháng 6/2020 xuống còn 134 triệu USD trong tháng 7/2020.

Năm 2019, tổng giá trị trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 1,687 tỷ USD (số liệu của Lào, còn theo của Việt Nam là trên 1,1 tỷ), con số này dự báo sẽ khó đạt được trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Lào sang Việt Nam bao gồm đồ uống, quặng, gỗ, cao su, càphê, ngô, sắn và gia súc, trong khi Lào nhập khẩu từ Việt Nam các mặt hàng như xăng dầu, phân bón, sắt thép, máy móc, thiết bị điện, vật liệu xây dựng và phụ tùng.

Việt Nam hiện không chỉ là đối tác thương mại lớn thứ ba của Lào, sau Thái Lan và Trung Quốc, mà cũng là nhà đầu tư lớn thứ ba trong số trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào Lào.

Tờ báo cho biết đầu tư của Việt Nam vào Lào tập trung vào các lĩnh vực lĩnh vực thủy điện, khai khoáng, giao thông, trồng cây công nghiệp, dịch vụ, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của cả hai nước.

Chính phủ Lào dự báo nguồn thu từ xuất khẩu của nước này trong năm nay sẽ giảm 483,3 triệu USD, tương đương 8,4% so với năm 2019.

Năm 2020, Lào đặt mục tiêu nâng giá trị xuất khẩu hàng hóa lên hơn 6,4 tỷ USD, song xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm nay mới chỉ đạt hơn 2,3 tỷ USD.

Theo TTXVN/ Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Return to top