Thế giới
Đông Nam Á:

Trí tuệ nhân tạo là chìa khóa cho sự bùng nổ thương mại điện tử

ClockThứ Năm, 13/08/2020 14:55
TTH.VN - Thương mại điện tử đang bùng nổ một cách mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á, và trí tuệ nhân tạo (AI) đang duy trì sự kết nối của khách hàng, ngay cả khi không có nhân viên làm việc.

Australia: Trí tuệ nhân tạo mở ra kỷ nguyên mới trong sản xuất vaccineTrí tuệ nhân tạo đang thay đổi lực lượng lao độngHưởng lợi từ trí tuệ nhân tạoCông nghệ sẽ thúc đẩy tiến trình bình thường hóa của thế giới

Trí tuệ nhân tạo có thể mang lại nhiều lợi ích kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại điện tử. Ảnh minh hoạ: Irishtimes.com/TTXVN

Bài viết được đăng tải trên Tờ Tech Wire Asia ngày 13/8 cho hay, được thúc đẩy bởi nhu cầu của người tiêu dùng nhờ sự tiện lợi, nhiều lựa chọn hơn và giá cả cạnh tranh, thương mại điện tử vốn đã phát triển với tốc độ nhanh chóng trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Các biện pháp hạn chế nhằm kiểm soát đại dịch COVID-19 thúc đẩy một xu hướng đã được triển khai trước đó; tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã trì hoãn việc tung ra các chức năng thương mại điện tử độc lập này, vì nhiều lý do khác nhau trước đại dịch.

Một nghiên cứu do Công ty Truyền thông Xã hội và Công nghệ Facebook và Hãng Tư vấn Quản lý Bain & Company thực hiện hồi năm 2019 ước tính, chi tiêu trên các nền tảng thương mại điện tử sẽ nhiều hơn gấp 3 lần trong 5 năm tới, khi người tiêu dùng kỹ thuật số ở khu vực Đông Nam Á được dự báo ​​sẽ chi tiêu ở mức trung bình 390 USD vào năm 2025, tăng so với mức 125 USD chi tiêu trực tuyến trung bình được ghi nhận trong thời gian hiện nay.

Trong khi hoạt động mua hàng trực tuyến đang phát triển trong khu vực, thì tỷ lệ sử dụng các giải pháp trí tuệ nhân tạo để bổ sung cho doanh nghiệp cũng đi theo xu hướng này. Trong nghiên cứu của mình, Công ty IDC báo cáo, không chỉ có 14% các tổ chức Đông Nam Á đã áp dụng các chiến lược trí tuệ nhân tạo ở một mức độ nhất định, mà 37% các tổ chức khác sẽ đưa ra các sáng kiến ​​gắn với trí tuệ nhân tạo trong 5 năm tới.

Trong khi hầu hết các tổ chức trong nghiên cứu (52%) đang tận dụng lợi ích kinh doanh mà trí tuệ nhân tạo có thể mang lại, hơn một nửa số người được hỏi ở Đông Nam Á (51%) cũng quan tâm tới sự tự động hóa quy trình. Điều này có thể mang lại lợi thế đáng kể trong môi trường thương mại dưới dạng chatbot, được hiểu là chương trình tương tác trực tiếp với người dùng (hay một ứng dụng phần mềm dùng để quản lý một hệ thống thảo luận trực tuyến bằng văn bản hoặc văn bản chuyển thành giọng nói, thay vì cung cấp các thảo luận trực tiếp với người dùng có thật).

Chatbot là giao diện trò chuyện được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo và học máy (machine learning) nhằm tự động hóa một số phần nhất định trong hoạt động tương tác với khách hàng, giải phóng nguồn nhân lực và cung cấp cho các nhà bán lẻ điện tử một giải pháp thay thế để xử lý các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Chatbot cũng sẽ cung cấp cho các trang thương mại điện tử khả năng hoạt động 24/24, kể cả những ngày cuối tuần.

Theo cách này, chatbot có thể hỗ trợ việc bán hàng đạt hiệu quả cao, đồng thời giúp làm giảm chi phí lao động thủ công của đội ngũ dịch vụ khách hàng chính thức. Trong một động thái liên quan, "Khảo sát hỗ trợ khách hàng tiêu dùng" của Nhà Phát triển và Tiếp thị các Sản phẩm Phần mềm HubSpot cho thấy, 90% số người được hỏi khẳng định việc phản hồi "ngay lập tức" đóng vai trò rất quan trọng khi họ nhận được câu hỏi hay thắc mắc về dịch vụ khách hàng, và một chatbot tự động có thể giúp thúc đẩy hiệu quả, đồng thời tạo cơ hội tốt nhất có thể để giữ chân khách hàng.

Ông Gene Alvarez, Phó Chủ tịch Điều hành tại Công ty Nghiên cứu Gartner tin rằng, lên đến 1/4 hoạt động hỗ trợ và dịch vụ khách hàng sẽ thể hiện công nghệ chatbot trong năm nay. Theo đó, một chatbot được tối ưu hóa phù hợp sẽ “làm phong phú trải nghiệm của khách hàng, hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình tương tác và xử lý các giao dịch” và loại giải pháp trí tuệ nhân tạo thương mại điện tử này có thể sẽ được áp dụng trong tương lai rất gần.

Lê Thảo (Lược dịch từ Tech Wire Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Return to top