Thế giới

Trung Quốc ghi nhận thêm 4 ca nhiễm virus viêm phổi lạ

ClockThứ Bảy, 18/01/2020 15:42
TTH.VN - Cơ quan y tế Trung Quốc hôm nay (18/1) thông báo đã ghi nhận thêm 4 trường hợp mắc viêm phổi sau khi chủng virus corona mới xuất hiện ở thành phố Vũ Hán.

Bệnh viêm phổi lạ tại Vũ Hán, Trung Quốc do chủng virus mới gây raSingapore phát hiện ca đầu tiên nghi nhiễm viêm phổi lạ ở Vũ Hán

Người dân ở Vũ Hán đeo khẩu trang phòng virus viêm phổi lạ. Nguồn: Getty Images/Vietnam+

Bốn bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi hôm 16/1 và đang trong tình trạng ổn định, Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán cho biết. Tuyên bố này đánh dấu lần đầu tiên chính quyền thành phố xác nhận thêm các ca mắc bệnh mới trong gần một tuần nay và được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi xác nhận cái chết của bệnh nhân thứ 2 nhiễm virus corona.

Theo Reuters, gần 50 người được cho là đã bị nhiễm bệnh và đến nay chỉ liên quan đến các cá nhân đã đến hoặc sống ở Vũ Hán. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng dịch có thể bùng phát ở quy mô rộng hơn khi trong số 1,4 tỷ dân của Trung Quốc sẽ có nhiều người đi du lịch nước ngoài trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vào tuần tới, làm dấy lên mối lo ngại rằng căn bệnh này có thể lây lan sang nhiều nơi khác trên thế giới.

Trong tuần này, Thái Lan đã báo cáo 2 trường hợp nhiễm virus corona là công dân Trung Quốc đến từ Vũ Hán, trong khi Nhật Bản cũng ghi nhận một trường hợp liên quan đến một công dân trong nước đã du lịch đến Vũ Hán trước đó. Châu Á ắt hẳn vẫn chưa quên những ký ức về đợt bùng phát Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2002 - 2003, cũng bắt nguồn ở Trung Quốc và giết chết gần 800 người trên toàn cầu.

Virus corona là một họ virus lớn có thể gây nhiễm trùng từ cảm lạnh thông thường đến SARS, trong đó một số chủng virus gây bệnh ít nghiêm trọng, trong khi một số khác - chẳng hạn như chủng virus gây Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), thì nghiêm trọng hơn nhiều.

Các quan chức y tế hiện vẫn đang cho rằng loại virus mới được phát hiện ở Vũ Hán dường như không gây chết người, nhưng đồng thời thừa nhận họ vẫn biết rất ít về nó, bao gồm nguồn gốc của virus hoặc liệu nó có dễ dàng lây truyền từ người sang người hay không.

Một chợ hải sản ở Vũ Hán được cho là tâm chấn, nhưng các nhà chức trách cho biết một số người trong số 45 bệnh nhân xác định có nhiễm virus corona phủ nhận có bất kỳ tiếp xúc nào với khu chợ này.

Trong bối cảnh nhiều lo ngại hiện nay, Mỹ cho biết sẽ bắt đầu kiểm tra thân nhiệt du khách tại 3 sân bay ở San Francisco, New York và Los Angeles từ các chuyến bay có kết nối với Vũ Hán.

Tại châu Á, Thái Lan đã tăng cường giám sát tại 4 sân bay nhận các chuyến bay hàng ngày từ Vũ Hán. Các sân bay ở Malaysia và Singapore cũng đang sàng lọc hành khách từ Vũ Hán, các nhà chức trách cho biết. Trong khi đó, Nhật Bản cũng sàng lọc tất cả khách du lịch đến nước này để kiểm tra thân nhiệt.

Có thể đã có hơn 1.700 người nhiễm viêm phổi lạ

Đáng chú ý, trong một bài báo được công bố vào hôm qua (17/1), các nhà khoa học thuộc Trung tâm phân tích Bệnh truyền nhiễm toàn cầu MRC tại Đại học Hoàng gia London cho rằng, số người bị nhiễm bệnh viêm phổi lạ có thể cao hơn nhiều so với báo cáo chính thức.

Theo các nhà khoa học tại Trung tâm này, ước tính có "tổng cộng 1.723 trường hợp" ở Vũ Hán đã bị nhiễm bệnh tính đến ngày 12/1. Các nhà nghiên cứu đã lấy con số về những trường hợp nhiễm bệnh được báo cáo bên ngoài Trung Quốc tính đến nay - gồm 2 ca ở Thái Lan và 1 ca ở Nhật Bản - để suy ra có bao nhiêu người có khả năng bị nhiễm bệnh trong thành phố, dựa trên dữ liệu giao thông các chuyến bay quốc tế từ sân bay của Vũ Hán.

"Việc thành phố Vũ Hán đã phát tán 3 ca nhiễm bệnh sang các nước khác dẫn đến suy đoán sẽ có nhiều trường hợp nhiễm bệnh hơn con số được thông báo. Tôi thực sự lo ngại hơn nhiều so với một tuần trước đây", Giáo sư Neil Ferguson, một trong những tác giả của báo cáo, nói với đài BBC.

"Mọi người nên xem xét nghiêm túc khả năng lây truyền từ người sang người", khi "không có khả năng" việc tiếp xúc với động vật là nguồn lây nhiễm chính, Giáo sư Ferguson cảnh báo thêm. Tuy nhiên, ông cho rằng hiện còn "quá sớm để báo động".

Được biết, Trung tâm phân tích Bệnh truyền nhiễm toàn cầu MRC tại Đại học Hoàng gia London là nơi tư vấn cho nhiều cơ quan, tổ chức, trong đó có cả Chính phủ Anh và Tổ chức Y tế Thế giới WHO về các vấn đề dịch bệnh.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters & AFP)

         

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top