Thế giới

Trung Quốc: Hoạt động nhà máy tăng nhanh nhất trong 3 tháng

ClockThứ Tư, 31/03/2021 14:37
TTH.VN - Hoạt động sản xuất của Trung Quốc mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong 3 tháng vào tháng 3, khi các nhà máy tăng cường sản xuất và nhu cầu toàn cầu được cải thiện, giúp tiếp thêm động lực cho sự phục hồi kinh tế vững chắc.

Trung Quốc khó vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 50 năm nữaTrung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng vừa phải trong năm 2021

Một dây chuyền sản xuất đồ uống đóng chai tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc ngày hôm nay (31/3) cho thấy, Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất chính thức đã tăng lên mức 51,9 điểm, từ mức 50,6 điểm trong tháng 2.

Con số này đánh dấu chỉ số về lĩnh vực sản xuất đứng ở mức cao nhất kể từ tháng 12 năm ngoái, trong khi các đơn đặt hàng mới cũng ghi nhận mức tăng nhanh nhất trong 3 tháng.

Điều đó đã giúp nền kinh tế của Trung Quốc đạt sự cải thiện nhanh chóng sau khi đình trệ vào đầu năm 2020, dẫn đầu là tăng trưởng xuất khẩu phục hồi khi các nhà máy chạy đua để đáp ứng các đơn đặt hàng ở nước ngoài. Giá bán tại nhà máy đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn 2 năm, trong khi sản lượng công nghiệp cũng mở rộng đáng kể.

Đáng chú ý, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận tăng trưởng trong năm ngoái, với mức tăng trưởng 2,3%. Dù vậy, tốc độ này vẫn đánh dấu tốc độ tăng trưởng hàng năm yếu nhất trong hơn 40 năm, do các tác động từ đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát riêng cho hay, tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc đã mở rộng đáng kể vào tháng 3. Chỉ số PMI tổng hợp chính thức, bao gồm cả hoạt động sản xuất và phi sản xuất, đã tăng lên mức 55,3 điểm, từ mức 51,6 của tháng 2.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích
ứng dụng của băng tải lưới inox

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top