Thế giới

Trung Quốc nới lỏng hơn các biện pháp chống dịch COVID-19

ClockThứ Ba, 06/12/2022 09:26
Các chuyên gia y tế công cộng Trung Quốc đang thảo luận về sự cần thiết của việc hạ cấp quản lý phản ứng với dịch COVID-19 nhằm điều chỉnh các chính sách chống dịch theo tình hình thực tế.

Trung Quốc tăng cường sinh kế, hỗ trợ kinh tế chống dịchBắc Kinh gần như “ngừng hoạt động” khi triển khai nhiều biện pháp chống dịch COVID-19Ca mắc mới COVID-19 tiếp tục gia tăng ở Trung Quốc và Hàn QuốcTrung Quốc: Thành phố Thành Đô xét nghiệm COVID-19 diện rộngCOVID-19 lại khiến Bắc Kinh vắng lặng như tờ

Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Trung Quốc đang điều chỉnh chính sách phòng chống dịch COVID-19 nhanh chóng theo hướng nới lỏng hơn các biện pháp kiểm soát khi ít nhất 19 thành phố trên khắp nước này đã loại bỏ yêu cầu kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính đối với người sử dụng phương tiện giao thông công cộng kể từ ngày 5/12.

Đây được coi là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Trung Quốc nhằm tối ưu hóa hơn nữa các biện pháp ứng phó với dịch COVID-19 để dần khôi phục các hoạt động kinh tế và xã hội.

Truyền thông Trung Quốc cho biết tại các thành phố bao gồm Thành Đô ở Tây Nam Trung Quốc, Bắc Kinh, Thiên Tân ở miền Bắc, Thâm Quyến ở miền Nam, Thượng Hải và Vũ Hán ở miền Trung, hành khách đi tàu ngầm địa phương không còn phải trình kết quả xét nghiệm axit nucleic.

Hơn 10 thành phố và khu vực ở Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, đã chấm dứt xét nghiệm đại trà thông thường và người dân địa phương ở các thành phố như Hàng Châu và Ninh Ba không cần quét mã axit nucleic hoặc mã QR ở những nơi công cộng, ngoại trừ những địa điểm đặc biệt như trung tâm chăm sóc người cao tuổi, trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

Tại Thâm Quyến, thành phố được mệnh danh là “Thung lũng Silicon của Trung Quốc," người dân địa phương không cần phải trình kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính khi vào các khu dân cư, văn phòng, nhà hàng và siêu thị, thay vào đó chỉ cần quét mã sức khỏe và mã QR vị trí.

Thành phố Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc Trung Quốc, cũng thông báo tương tự vào ngày 5/12, cho phép một số địa điểm công cộng như các cơ sở massage, thẩm mỹ viện và phòng giải trí dần dần mở cửa kinh doanh.

Từ ngày 6/12, Thượng Hải sẽ tiếp tục tối ưu hóa các biện pháp kiểm soát dịch bệnh bằng cách bỏ yêu cầu kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính ở những nơi công cộng, ngoại trừ những địa điểm đặc biệt như trung tâm chăm sóc người cao tuổi, trường học và nhà hàng cũng như các trung tâm giải trí.

Xét thấy độc lực yếu hơn của biến thể Omicron và phần lớn các ca nhiễm bệnh hiện nay là những trường hợp nhẹ hoặc không có triệu chứng, các chuyên gia y tế công cộng Trung Quốc đang thảo luận về sự cần thiết của việc hạ cấp quản lý phản ứng với dịch COVID-19, nhằm điều chỉnh các chính sách chống dịch theo tình hình thực tế với mục đích bảo vệ người dân ở mức tối đa.

Một số chuyên gia y tế công cộng Trung Quốc đã hoan nghênh những điều chỉnh hiện nay, coi đây là những động thái mới nhất nhằm tối ưu hóa phản ứng của nước này đối với tình hình đang thay đổi, phù hợp với những đặc điểm của các đột biến.

Giới chức y tế Trung Quốc cũng nhấn mạnh rằng công tác ứng phó với dịch bệnh của Trung Quốc luôn được cải thiện và điều chỉnh một cách khoa học.

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 5/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết “Trung Quốc đã liên tục tối ưu hóa biện pháp phản ứng với dịch COVID-19 và bảo vệ cuộc sống cũng như sức khỏe của người dân, đồng thời hướng tới mục tiêu giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đối với sự phát triển kinh tế và xã hội” của nước này.

Theo bà Mao Ninh, Trung Quốc vẫn giữ tỷ lệ ca bệnh nặng và tử vong ở mức tương đối thấp so với phạm vi toàn cầu.

Giới chuyên gia y tế Trung Quốc cho biết so với mùa cúm toàn cầu năm 2009, tỷ lệ ca bệnh nặng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 hiện nay thấp hơn tương đối.

Họ nhận định rất khó có khả năng biến chủng Omicron sẽ gây ra một loạt ca bệnh nặng và tử vong, vì hiện nay tỷ lệ ca bệnh nặng và tử vong do biến chủng này là rất thấp.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng nếu các nguồn lực y tế bị căng thẳng quá mức hoặc được phân bổ không phù hợp, việc quản lý yếu kém có thể khiến số ca tử vong gia tăng.

Vì vậy, Trung Quốc cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc phân bổ nguồn lực, và việc đẩy nhanh tiêm chủng cho nhóm người cao tuổi cần phải là ưu tiên hàng đầu.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top