So với động vật hoang dã, các loài vật nuôi thường ngày có nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cho con người cao hơn. Ảnh minh họa: AFP/ Tuổi trẻ Online
Được đặt tên là G4, loại virus này có nguồn gốc di truyền từ chủng H1N1 gây ra đại dịch năm 2009.
Trong giai đoạn từ 2011 – 2018, các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu xét nghiêm từ 30.000 con lợn ở 10 lò mổ và 1 bệnh viện thú y tại 10 tỉnh của Trung Quốc để phân tích. Điều này cho phép họ phân lập được 179 loại virus cúm khác nhau. Trong đó, chiếm đa số là một loại cúm mới xuất hiện ở lợn từ năm 2016.
Theo kết quả, chủng virus G4 có khả năng lây nhiễm cao, khi lây nhiễm sang người sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Các thử nghiệm cũng cho thấy bất kỳ người nào có khả năng miễn dịch tốt với mọi loại cúm mùa cũng sẽ không thể miễn nhiễm với G4.
Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy loại virus này có thể lây truyền từ người sang người. Đây chính là mối lo ngại của giới chuyên gia.
James Wood – Trưởng khoa thú y tại Đại học Cambridge chia sẻ: “Bài nghiên cứu được đưa ra như một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng chúng ta liên tục có nguy cơ đối diện với mầm bệnh mới và các vật nuôi, vốn được chúng ta tiếp xúc nhiều hơn so với động vật hoang dã có thể đóng vai trò là nguồn căn của virus gây nên đại dịch”.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)