Trong nhiều thập kỉ qua, việc cung cấp đủ nước cho các vùng đất phía Bắc Trung Quốc đã và đang là một thách thức lớn dưới tác động của hạn hán kéo dài, tăng dân số, sản xuất nông nghiệp và tốc độ phát triển chưa từng thấy của các ngành công nghiệp.
Quang cảnh con đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử tại Nghi Xương, Hồ Bắc, Trung Quốc (Ảnh: Reuters)
Với dự án điều chỉnh nguồn nước đắt đỏ và đầy tham vọng này, Trung Quốc dự tính sẽ cung cấp 44,8 tỷ khối nước hằng năm cho các vùng đất phía Bắc với 3 hệ thống tuyến dẫn chính. Hiện nay, chỉ tính riêng tại Bắc Kinh, dự án này đang cung cấp 2,7 tỷ khối nước ngọt phục vụ 11 triệu người dân, chiếm khoảng 70% dân số của thành phố. Trước kia, nguồn cấp nước chủ yếu của thành phố là nguồn nước ngầm. Ngoài ra, dự án cũng cấp nước cho một số thành phố lớn như Thiên Kinh (2,2 tỷ khối), Hồ Nam (3,5 tỷ khối) và Hồ Bắc (1,1 tỷ khối).
Chính phủ Trung Quốc đã có kế hoạch hạn chế mức tiêu tụ nước ngọt quốc gia hàng năm ở mức dưới 670 tỷ khối đến năm 2020. Đây là một trong những động thái nhằm ứng phó với việc thiếu hụt nước thường xuyên tại quốc gia này thông qua tiết giảm hao tổn và tăng cường hiệu suất tiêu thụ nước.
Thế Vĩnh (Lược dịch từ Reuters)