Thế giới

Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội trên toàn thế giới đạt mức “cao nhất mọi thời đại”

ClockThứ Bảy, 06/03/2021 15:34
TTH.VN - Trong một báo cáo mới vừa được công bố trước thềm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) hôm qua cho biết tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội trên toàn thế giới trong năm ngoái đạt hơn 25%. Mặc dù tỷ lệ này vẫn còn cách xa mục tiêu bình đẳng giới, nhưng đây là mức cao nhất từng được ghi nhận trong lịch sử.

Đại dịch ngày càng thu hẹp cơ hội việc làm của phụ nữPhụ nữ - vai trò quan trọng trong tiến trình gìn giữ hòa bìnhViệt Nam lọt top các nước có tỷ lệ phụ nữ trong quốc hội cao nhất châu ÁThế giới tôn vinh và trao nhiều quyền hơn cho phụ nữ

Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào quốc hội trên toàn thế giới trong năm 2020 đạt mức cao nhất lịch sử. Ảnh: UN/Nhandan

“Tôi rất vui được thông báo rằng lần đầu tiên phụ nữ chiếm hơn 1/4 số đại biểu quốc hội trên toàn thế giới. Tỷ lệ trung bình toàn cầu của phụ nữ trong quốc hội hiện đã đạt 25,5%”, Tổng thư ký IPU Martin Chungong công bố báo cáo mới nhất về Phụ nữ ngày 5/3. 

Cách mục tiêu bình đẳng giới đến 50 năm

“Trong khi hân hoan chào đón mức tăng cao nhất mọi thời đại này, chúng tôi nhận thấy sự tiến bộ đang diễn ra một cách quá thận trọng, thậm chí là rất chậm chạp… Với tốc độ hiện tại, phải mất 50 năm nữa chúng ta mới có thể đạt được bình đẳng giới trong quốc hội. Và tất nhiên, điều này thật phi logic và không thể chấp nhận được”, Tổng thư ký Chungong nhấn mạnh.

Được biết, sau các cuộc bầu cử năm 2020, tỷ lệ phụ nữ toàn cầu trong quốc hội tăng 0,6 điểm so với năm 2019.

Theo Tổng thư ký Chungong, Rwanda, Cuba và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là các các quốc gia đã đạt được bình đẳng giới, khi phụ nữ chiếm 50% hoặc nhiều hơn số ghế trong quốc hội.

Đặt hạn ngạch về giới

IPU ủng hộ các hạn ngạch về giới được thiết kế phù hợp, cho rằng đó là chìa khóa cho sự tiến bộ, ví như trong các cuộc bầu cử được tổ chức năm 2020. Hạn ngạch về giới trong bầu cử đã được áp dụng ở 25 trong số 57 quốc gia thuộc nghị viện trong năm ngoái. Trung bình, các quốc hội có hạn ngạch bầu thêm gần 12% phụ nữ vào các vị trí ở hạ viện, và hơn 7,4% phụ nữ vào các ghế trong thượng viện.

Tổng thư ký IPU cho biết: “Khi phụ nữ tham gia vào việc xây dựng luật về các vấn đề cụ thể, kết quả đạt được sẽ tốt hơn trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe…”.

Châu Mỹ dẫn đầu thế giới

Mặc dù tất cả các khu vực đều ghi nhận sự tiến bộ thì châu Mỹ lại một lần nữa dẫn đầu danh sách trong năm 2020, với phụ nữ chiếm 32,4% tổng số nghị sĩ. Đáng chú ý, ở Chile, Colombia và Ecuador, tỷ lệ này cao hơn mức trung bình.

Ở châu Phi cận Sahara, Mali và Niger đã đạt được những thành tựu đáng kể về sự hiện diện của phụ nữ trong quốc hội, bất chấp những thách thức về an ninh. Theo IPU, các quốc gia này là minh chứng cho thực tế rằng vai trò của phụ nữ trong các quá trình chuyển đổi chính là chìa khóa cho việc trao quyền chính trị cho họ.

Tỷ lệ phụ nữ trong quốc hội thấp nhất được ghi nhận ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, với tỷ lệ trung bình là 17,8%. Ngoại trừ New Zealand, số lượng nữ nghị sĩ ở Thái Bình Dương luôn ở mức thấp hoặc vắng bóng hoàn toàn trong năm 2020.

Đại dịch ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử

Báo cáo "Phụ nữ trong Quốc hội" của IPU cũng cho thấy, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến các cuộc bầu cử và vận động tranh cử trong năm ngoái.

“Đại dịch COVID đã có tác động tiêu cực đến các cuộc bầu cử. Ở một số quốc gia, các cuộc bầu cử đã bị hoãn lại… Ở một số nước khác, chúng tôi thấy rằng phụ nữ phải đối mặt với tất cả mọi trở ngại do hậu quả của đại dịch làm trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng giới hiện có trong chính trị”, lãnh đạo IPU cho biết

IPU cũng tiết lộ rằng tình trạng bạo lực trực tuyến đối với phụ nữ ngày càng lan rộng, đe dọa sự tham gia của phụ nữ vào đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang tham gia nghị viện từ xa, dựa trên công nghệ có thể có tác động tích cực lâu dài đối với phụ nữ trong quốc hội.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế

Sáng 23/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh lần thứ IX, khoá XVI nhiệm kỳ 2021-2026; tổng kết hoạt động hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.

Phụ nữ đi đầu trong giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Hơn 2.000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Ngày 8/12, tại khuôn viên Hồ Thiền Quang-Phố đi bộ Trần Nhân Tông (trước cổng Công viên Thống Nhất, Hà Nội), hơn 2.000 vận động viên trong nước và quốc tế đã tham giải Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực giới với phụ nữ và trẻ em gái năm 2024, nhằm lan tỏa thông điệp, cam kết chung mạnh mẽ nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Hơn 2 000 người chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
Return to top