Khoang trở về của New Shepard đang trong giai đoạn hoàn thiện trước đó. Ảnh minh họa: Vietnam+
Đây cũng là chuyến bay thử nghiệm thứ 13 của New Shepard - tên gọi của tên lửa này, nhưng vẫn chưa được bay với con người trên khoang. Blue Origin rất muốn đưa những khách hàng giàu có tham gia những chuyến đi vui vẻ ngắn ngủi đến tận cùng không gian, nhưng công ty hiện vẫn chưa bắt đầu bán vé cũng như chưa công bố giá. Cho đến nay, phương tiện này chỉ thực hiện các thí nghiệm khoa học và đã có lúc nó được thử nghiệm với một hình nộm thử nghiệm tên là Mannequin Skywalker.
Trong buổi phát sóng sự kiện trực tiếp qua internet về chuyến bay thử nghiệm hôm thứ Ba, CEO của Blue Origin, Bob Smith, chỉ nói rằng công ty đang “rất gần” với việc đưa con người tham gia những chuyến bay này.
New Shepard bao gồm hai phần - một khoang trở về nhỏ, hình vòm với các cửa sổ hình chữ nhật có lỗ hổng và một tên lửa đẩy cao 60 foot (1,82m) có thể đẩy khoang trở về với tốc độ gấp ba lần tốc độ âm thanh khi nó lao ra ngoài không gian. Khoang trở về được thiết kế để tách khỏi tên lửa khi đến đỉnh của hành trình bay, ở độ cao hơn 60 dặm (96,5km) và trải qua một vài phút lơ lửng trong không gian không trọng lực trước khi nhảy dù về lại trái đất.
Ngoài ra, New Shepard cũng thực hiện nhiều thử nghiệm cho NASA trong lần phóng thử hôm thứ Ba, bao gồm cả kiểm tra cảm biến gắn bên ngoài tên lửa đẩy được thiết kế để nghiên cứu cách tàu vũ trụ có thể tiến hành các cuộc hạ cánh chính xác hơn trong tương lai trên bề mặt Mặt Trăng.
Trước đó vào năm 2018, tỷ phú Bezos đã tiết lộ trong một buổi thuyết trình về chương trình đổ bộ lên Mặt trăng của Blue Origin rằng New Shepard ngay từ đầu đã được thiết kế để giúp Blue Origin phát triển công nghệ mặt trăng của hãng.
Anh Tuấn (Lược dịch từ CNN)