Thế giới

Ứng dụng công nghệ trong gìn giữ hòa bình cần hiệu quả và bảo mật

ClockThứ Năm, 19/08/2021 15:45
Việt Nam nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Hội đồng Bảo an LHQ cần cân nhắc đến tính hiệu quả, khả năng chia sẻ và truy cập thông tin một cách bảo mật.

Việt Nam ủng hộ giải pháp chính trị toàn diện, bầu cử đúng hạn ở LibyaViệt Nam đề cao hợp tác LHQ-EU trong giải quyết thách thức toàn cầu

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thảo luận mở về cải thiện vấn đề an toàn và an ninh của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ngày 25/5. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN)

Ngày 18/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức thảo luận mở về vấn đề sử dụng công nghệ trong bảo vệ lực lượng gìn giữ hòa bình và dân thường dưới sự chủ trì của ông Subrahmanyam Jaishankar, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ - nước chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng này.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã tham dự và phát biểu tại cuộc họp.

Tại đây, Việt Nam nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ trong gìn giữ hòa bình và bảo vệ thường dân cần đảm bảo hiệu quả và bảo mật.

Theo phóng viên tại Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Guterres cho rằng các cuộc xung đột trong những thập thập niên gần đây có xu hướng kéo dài, phức tạp, sử dụng vũ khí chiến tranh ngày càng tối tân, trong khi biến đổi khí hậu, yếu kém kinh tế-xã hội tiếp tục làm gia tăng xung đột và gây thương vong trong dân thường.

Trong bối cảnh đó, công nghệ số được xem là một trong những cơ hội lớn nhất nhưng cũng là thách thức lớn nhất của thời đại hiện nay.

Tổng Thư ký Guterres nhận định công nghệ số đóng vai trò chủ đạo kết nối các cộng đồng, thúc đẩy y tế, giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, cũng như có tiềm năng thúc đẩy các hoạt động gìn giữ hòa bình an toàn, hiệu quả hơn, nhưng cần được quản lý một cách có trách nhiệm.

Song song với cơ hội, công nghệ mới cũng đặt ra những thách thức to lớn như truyền bá tư tưởng cực đoan, thông tin sai lệch, tấn công mạng, làm lu mờ ranh giới giữa chiến tranh và hòa bình, gia tăng nguy cơ xung đột, đòi hỏi các chính phủ cần tăng cường hợp tác quản lý.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng thông tin về nỗ lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong hoạt động gìn giữ hòa bình, nổi bật là việc thông qua chiến lược chuyển đổi số của lực lượng gìn giữ hòa bình gần đây.

Các nước thành viên Hội đồng Bảo an cho rằng hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, nhưng ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức trong các bối cảnh xung đột phức tạp.

Điều này đòi hỏi cần có các biện pháp tăng cường khả năng thực hiện sứ mệnh của các phái bộ gìn giữ hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh cho nhân sự gìn giữ hòa bình và bảo vệ dân thường, trong đó công nghệ có tiềm năng to lớn.

Tuy nhiên, nhiều nước nhấn mạnh việc sử dụng công nghệ trong hoạt động gìn giữ hòa bình cần chú trọng yếu tố trách nhiệm, phù hợp, đáng tin cậy, với các quy định rõ ràng và được cập nhật thường xuyên để đáp ứng tình hình thay đổi.

Một số nước cũng cho rằng việc sử dụng công nghệ cần đáp ứng các nguyên tắc gìn giữ hòa bình và tôn trọng chủ quyền của các nước tiếp nhận quân.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, cho rằng hoạt động gìn giữ hòa bình ngày càng chứng tỏ vai trò là công cụ quan trọng của Liên hợp quốc trong thúc đẩy, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, tạo điều kiện cho lực lượng gìn giữ hòa bình hoàn thành sứ mệnh và giảm thiểu rủi ro.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ trong gìn giữ hòa bình cũng cần cân nhắc đến tính hiệu quả, khả năng chia sẻ và truy cập thông tin một cách bảo mật; sự phù hợp với năng lực công nghệ và đào tạo công nghệ của mỗi nước cử quân, cũng như cách thức lựa chọn và ứng dụng công nghệ phù hợp, hiệu quả nhất trong các bối cảnh khác nhau.

Tại phiên họp này, Hội đồng Bảo an đã đồng thuận thông qua Tuyên bố Chủ tịch về công nghệ với gìn giữ hòa bình và thông qua Nghị quyết Về chống tình trạng không xét xử các hành vi phạm tội nhằm vào lực lượng gìn giữ hòa bình.

Nghị quyết kêu gọi các nước tiếp nhận thúc đẩy xét xử, truy cứu kẻ phạm tội giết hại và mọi hình thức bạo lực chống lại nhân viên gìn giữ hòa bình, ghi nhận sự cần thiết hỗ trợ các nước tiếp nhận trong nỗ lực này và kêu gọi hợp tác với các phái bộ tăng cường bảo đảm an toàn và an ninh của nhân viên gìn giữ hòa bình.

Tuyên bố Chủ tịch về Công nghệ và gìn giữ hòa bình thúc đẩy các nước thành viên Hội đồng Bảo an tăng cường lồng ghép các công nghệ sẵn có, công nghệ mới trong hoạt động gìn giữ hòa bình, đặc biệt tập trung vào các công nghệ thực địa, phù hợp với nhu cầu của người sử dụng./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam có tấm vé thứ 13 đến Olympic Paris 2024

Sáng 22/6, Tổng cục Thể dục thể thao cho biết, võ sỹ judo Hoàng Thị Tình đã mang về thêm một suất chính thức tham dự kỳ Thế vận hội mùa hè Olympic 2024 tại Paris cho thể thao Việt Nam.

Việt Nam có tấm vé thứ 13 đến Olympic Paris 2024
Điều nhà báo cần học chính là công nghệ

Cách nay gần 30 năm, tôi được Tổng Biên tập cử ra Hà Nội dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Báo Thừa Thiên Huế bấy giờ mới được trang bị 2 chiếc máy di động cho Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập theo kiểu “di động công vụ”. Trước ngày lên đường, Tổng Biên tập bảo tôi xuống mượn chiếc di động của đồng chí phó mang theo để tiện liên lạc với Tòa soạn. Tôi lớ ngớ làm theo, ai ngờ bị mắng cho một trận, ai đời lại cầm di động của người khác, lạ thế! Đó cũng là thời điểm mà công nghệ làm báo đã bắt đầu có những đổi thay và từng bước xâm nhập vào báo địa phương.

Điều nhà báo cần học chính là công nghệ
“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Return to top