Thế giới

UNICEF: Các hạn chế do đại dịch khiến trẻ em dễ bị bóc lột và lạm dụng

ClockThứ Tư, 19/08/2020 21:00
TTH - Một cuộc khảo sát của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cho thấy, sự gián đoạn đối với các dịch vụ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trong gia đình do đại dịch COVID-19 đã khiến trẻ em ở hơn 100 quốc gia dễ bị bóc lột và lạm dụng.

Liên Hiệp quốc: Nguy cơ lao động trẻ em gia tăng từ đại dịchUNICEF cần hơn 42 triệu USD để ứng phó với Covid-19

Các nhân viên xã hội tặng sách tô màu cho trẻ em ở Ukraine. Ảnh: UNICEF

Theo “Khảo sát tác động kinh tế-xã hội về ứng phó với COVID-19” của UNICEF, trong số 136 quốc gia tham gia cuộc khảo sát thì có đến 104 quốc gia ghi nhận sự gián đoạn hoặc tạm ngừng các dịch vụ như quản lý vụ việc, dịch vụ chuyển tuyến và thăm nhà của nhân viên phúc lợi xã hội và trẻ em, khiến trẻ em và phụ nữ có nguy cơ bị xâm hại cao hơn.

UNICEF cũng cho rằng, các chương trình phòng chống bạo lực, quyền tiếp cận với các cơ quan phúc lợi trẻ em và dịch vụ đường dây trợ giúp quốc gia cũng bị ảnh hưởng khi các nước áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của COVID-19.

Trong một thông cáo vừa được đưa ra, bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF nói rằng chúng ta chỉ mới bắt đầu hiểu đầy đủ về những thiệt hại mà trẻ em phải gánh chịu do việc chúng tiếp xúc với bạo lực ngày càng nhiều trong các đợt phong tỏa do đại dịch. Việc đóng cửa trường học liên tục và các lệnh hạn chế di chuyển đã khiến một số trẻ em bị mắc kẹt ở nhà với những kẻ bạo hành ngày càng bị căng thẳng. Các tác động tiếp theo đó đối với các dịch vụ bảo vệ và nhân viên xã hội khiến trẻ em không có nơi nào để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Theo UNICEF, ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, việc trẻ em tiếp xúc với bạo lực đã là một vấn nạn phổ biến, với khoảng một nửa số trẻ em trên thế giới phải chịu các hình phạt thể xác tại nhà. Khoảng 3/4 trẻ em từ 2-4 tuổi thường xuyên phải chịu các hình thức kỷ luật bằng bạo lực và 1/3 trẻ em gái vị thành niên từ 15-19 tuổi đã từng trở thành nạn nhân của người thân ở một thời điểm nào đó trong đời.

Hơn nữa, trong thời điểm đại dịch diễn ra, sự tiếp xúc hạn chế với các mạng lưới hỗ trợ không chính thức như bạn bè, giáo viên, nhân viên chăm sóc trẻ em, họ hàng và các thành viên cộng đồng đã khiến trẻ em và gia đình dễ bị tổn thương hơn.

Trước bối cảnh đó, UNICEF đang hỗ trợ các chính phủ và các tổ chức đối tác duy trì và điều chỉnh các dịch vụ phòng ngừa và ứng phó quan trọng cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực trong đại dịch. Ví dụ, ở Bangladesh, UNICEF đã cung cấp các vật dụng vệ sinh cá nhân bao gồm khẩu trang, nước rửa tay và dụng cụ bảo vệ mắt cho các nhân viên dịch vụ xã hội để hỗ trợ cho trẻ em sống trên đường phố, trong các khu ổ chuột và các khu vực bị ảnh hưởng bởi khí hậu và khó tiếp cận, cũng như tuyển dụng và đào tạo thêm nhân viên xã hội cho đường dây trợ giúp trẻ em quốc gia.

Theo lời kêu gọi của Giám đốc UNICEF Henrietta Fore, trong thời kỳ khủng hoảng hiện nay, các chính phủ phải có các biện pháp tức thời và lâu dài để bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, bao gồm lựa chọn và đầu tư vào các nhân viên dịch vụ xã hội, tăng cường đường dây trợ giúp trẻ em và cung cấp các nguồn hỗ trợ tích cực trong việc nuôi dạy con cái.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là một trong những vướng mắc gặp phải của các kế toán doanh nghiệp trong quyết toán thuế năm 2023. Vì thế, ngoài hướng dẫn xác định giao dịch liên kết và các quy định liên quan, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp cần hiểu và nắm được nội dung phải kê khai giao dịch liên kết để hạn chế rủi ro khi kê khai, quyết toán thuế.

Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết
“Hạnh phúc cho em”

Sáng 16/3, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã tham dự những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Hạnh phúc cho em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức.

“Hạnh phúc cho em”
Return to top