Thế giới

Vấn đề Biển Đông: Nhấn mạnh phải tuân thủ công ước UNCLOS

ClockThứ Hai, 29/06/2020 21:19
TTH - Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36, lãnh đạo các nước ASEAN đã có các buổi thảo luận, trong đó hình thành quỹ khẩn cấp khu vực để chế ngự cuộc khủng hoảng sức khỏe đang diễn ra và các cuộc xung đột ở Biển Đông là những vấn đề đang được chú ý.

Diễn đàn Biển ASEAN: Quan ngại những diễn biến phức tạp ở Biển ĐôngViệt Nam, Singapore ủng hộ giải quyết vấn đề Biển Đông dựa trên UNCLOS

Công ước UNCLOS là văn kiện quan trọng trong phân xử vấn đề Biển Đông. Ảnh minh họa: AP/ VOV

Về vấn đề Biển Đông, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhấn mạnh phải tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Được biết, UNCLOS là một công ước quốc tế, bao gồm bộ các quy định xác định quyền của các nước đối với đại dương và phân định vùng biển được gọi là vùng đặc quyền kinh tế nơi các quốc gia ven biển được trao quyền khai thác tài nguyên thủy sản và nhiên liệu. Do đó, lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN cho rằng, hiệp ước này phải là cơ sở của quyền và chủ quyền ở Biển Đông.

“Chúng tôi khẳng định rằng Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 là cơ sở để xác định quyền lợi hàng hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp với các khu vực hàng hải. Công ước đặt ra một khuôn khổ pháp lý, trong đó tất cả các hoạt động trong đại dương và biển phải tuân thủ”, tuyên bố chung của khối ASEAN ghi rõ.

Điều này được đưa ra sau những lo ngại về những hành động gây hấn và yêu sách dựa trên vùng biển tranh chấp với “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Ngoài ra, đại diện khối, Việt Nam – Chủ tịch ASEAN cho biết thêm, các nước trong khu vực cũng khẳng định tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong mọi hành động của các bên liên quan.

Trong một thông tin có liên quan, các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc vẫn đang được tiến hành để xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) trên Biển Đông với mục tiêu thúc đẩy hòa bình và ổn định vùng biển có nhiều tranh chấp.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng cũng cho biết, các quan chức cấp cao của ASEAN và Trung Quốc sẽ có cuộc họp vào ngày 1/7 để thảo luận về cơ chế hợp tác, bao gồm kế hoạch cụ thể cho việc nối lại các cuộc đàm phán bị trì hoãn để xây dựng COC trên Biển Đông.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Business Mirror, NWA Online, CNN Philippines & Gulf Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sau bão Yingxing, Biển Đông tiếp tục có những diễn biến thời tiết phức tạp khi xuất hiện một cơn bão mới có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).

Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông
Thời tiết ngày 7/11: Bão Yinxing hướng vào biển Đông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 7/11, vị trí tâm bão Yinxing ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 123,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/ giờ), giật trên cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 5-10km/ giờ.

Thời tiết ngày 7 11 Bão Yinxing hướng vào biển Đông
Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về phòng chống ma túy

Thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025, Bộ Công an đã đấu tranh, bắt giữ hơn 76,6 nghìn vụ, với hơn 115,8 nghìn đối tượng, cùng hơn 12,7 nghìn kg ma túy các loại. Tình hình ma túy ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng tăng mạnh cả về nguồn cung và nguồn cầu, là thách thức không nhỏ đối với công tác phòng chống ma túy ở nước ta.

Tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về phòng chống ma túy
Return to top