Thế giới

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về số sinh viên du học Mỹ

ClockThứ Tư, 07/07/2021 09:45
Theo nền tảng tra cứu giáo dục Erudera, số sinh viên Việt Nam đến Mỹ học tập đã tăng 43% trong vòng 7 năm qua, đóng góp gần 827 triệu USD cho kinh tế Mỹ trong năm học 2019-2020.

Sinh viên Việt Nam và tết quê hương trên đất Mỹ

Số sinh viên Việt Nam đến Mỹ học tập đã tăng 43% trong vòng 7 năm qua - Ảnh: REUTERS

Trong thông cáo ngày 7-7, Erudera ghi nhận số sinh viên Việt Nam tới Mỹ du học đã tăng từ 16.579 người trong năm học 2013-2014 lên 23.777 người năm học 2019-2020.

Eruda là nền tảng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ người dùng tra cứu về giáo dục.

Tổng biên tập của Erudera, ông Gent Ukëhajdaraj, cho biết Việt Nam là quốc gia có đông sinh viên du học ở Mỹ nhất trong số các nước Đông Nam Á.

“Việt Nam có số sinh viên du học Mỹ nhiều nhất trong số các nước Đông Nam Á. Đứng thứ hai là Indonesia với tổng số 8.300 sinh viên trong năm 2019-2020 (nhỏ hơn ba lần so với Việt Nam), tiếp theo là Malaysia với 6.910 sinh viên và Thái Lan với 6.154 sinh viên”, ông Ukëhajdaraj chỉ ra.

Dù vậy, các số liệu cũng cho thấy lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ lần đầu tiên giảm xuống trong năm học 2019-2020, sau khoảng 20 năm liên tục tăng.

Chỉ trước đó một năm, 24.392 sinh viên Việt Nam đã tới Mỹ du học trong năm học 2018-2019 - con số lớn nhất được ghi nhận trong vòng 20 năm qua.

Trong khi đó, từ năm học 2013-2014 tới năm học 2015-2016 là giai đoạn số sinh viên Việt Nam đến Mỹ học tập tăng mạnh nhất, từ 16.579 vọt lên 21.403.

Ông Gent Ukëhajdaraj cũng cho biết Singapore đứng thứ 4 trong số các nước Đông Nam Á có du học sinh tới Mỹ (4.504 người) trong năm học 2019-2020 và Philippines theo sau với 3.295.

Ngoài ra, các số liệu chính thức cho thấy Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới trong số lượng du học sinh tại Mỹ. Năm nước đầu bảng là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Saudi Arabia và Canada.

Eruda đánh giá ngày càng nhiều học sinh Việt Nam có ý định tới Mỹ du học, trong khi cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng tiếp tục mở rộng.

Dữ liệu cho thấy số người Việt Nam di cư tới Mỹ đã tăng từ 988.000 người trong năm 2000 lên 1,3 triệu người trong năm 2013.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
20 sinh viên sư phạm nhận học bổng AMA

Ngày 26/4, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã phối hợp với Quỹ học bổng AMA trao 20 suất học bổng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trúng tuyển khóa tuyển sinh năm học 2023 -2024.

20 sinh viên sư phạm nhận học bổng AMA
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Return to top