Thế giới
STANDARD CHARTERED:

Việt Nam là “ngôi sao đang lên” của thương mại toàn cầu

ClockThứ Năm, 17/10/2019 09:11
TTH - Theo đánh giá của Ngân hàng Standard Chartered, với vị trí đứng đầu danh sách các nước có hoạt động kinh tế tốt ở Đông Nam Á, Việt Nam đã được xếp vào nhóm những “ngôi sao đang lên” của thương mại toàn cầu, dựa trên những cải tiến mà các nước đã đạt được và tiềm năng trong tương lai của các quốc gia này.

Nhật Bản mời Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng G-20 tại Nagoya“Việt Nam ​​sẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2019”

Việt Nam trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Ảnh minh hoạ: VOV

Dựa trên chỉ số Trade20 mới nhất của Ngân hàng Standard Chartered, Việt Nam đứng thứ 6 trong số 20 quốc gia có triển vọng trên toàn thế giới và xếp vị trí đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, vượt qua cả Indonesia và Singapore.

Theo phân tích của Standard Chartered, các yếu tố tạo nên lợi thế cho Việt Nam bao gồm cơ sở hạ tầng được cải thiện, đa dạng thương mại với nhiều quốc gia và sản phẩm, nhất là giữa bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, cùng với sự ổn định chính trị.

Ông Nir Nirt Sapru, Giám đốc điều hành Ngân hàng Standard Chartered phụ trách Việt Nam, Đông Nam Á và Nam Á, cho rằng, “sự cởi mở và hội nhập kinh tế của Việt Nam đang được đền đáp. Đất nước này đã trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, một dấu hiệu rõ ràng về những lợi ích mà đất nước này đang gặt hái được từ một nền kinh tế mở cửa”.

Những tín hiệu tích cực từ nước này dường như trái ngược với các quốc gia khác trong khu vực và phần còn lại của thế giới. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt gần 7% một năm, gấp khoảng 2 lần tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, trong khi các quốc qua láng giềng ở Đông Nam Á cũng đang phải đối mặt với nhiều điều lo ngại.

Đương nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng phải đương đầu với một số rủi ro, trong đó, những tác động từ các cuộc chiến thương mại có thể làm tổn thương đất nước. Ngoài ra, theo nhà kinh tế trưởng Steve Cochrane và nhà kinh tế Steven Shields của công ty xếp hạng tín dụng Moody’s khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam cần lưu ý đến một số yếu tố rủi ro khác, bao gồm dân số già, thiếu lao động, mức năng suất và chuyên môn thấp hơn so với các đối thủ và căng thẳng địa chính trị.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ New Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top