Thế giới

Việt Nam tham gia tích cực trong hợp tác ASEAN về đảm bảo an ninh mạng

ClockThứ Năm, 08/10/2020 10:43
Thứ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh: "Là một nước thành viên ASEAN, Việt Nam cam kết tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các cơ chế hợp tác ASEAN về đảm bảo an ninh, an toàn không gian mạng."

Nghị sỹ và học giả Nga đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong ASEANViệt Nam-ASEAN: 25 năm qua và chặng đường phía trước

Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Chiều 7/10, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về an ninh mạng lần thứ 5 (AMCC-5) do Singapore chủ trì đã diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Đoàn Việt Nam do Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn tham dự hội nghị.

Trong khuôn khổ hội nghị, đại diện các nước đã thảo luận về hai chủ đề quan trọng, gồm kế hoạch thực hiện các chuẩn mực ứng xử trên không gian mạng và hướng dẫn về các lĩnh vực cụ thể, trọng tâm đối với các nước thành viên ASEAN; thảo luận, xác định các lĩnh vực hợp tác và nâng cao năng lực nhằm củng cố năng lực bảo vệ mạng với trọng tâm là các biện pháp bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu về mạng được triển khai xuyên biên giới và đóng vai trò như xương sống đối với kết nối, giao thương cấp khu vực.

Khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Truyền thông và Thông tin, kiêm Bộ trưởng phụ trách An ninh mạng Singapore S. Iswaran, chủ trì hội nghị, nhấn mạnh bất chấp những thiệt hại kinh tế đáng kể do dịch COVID-19 gây ra, khu vực Đông Nam Á vẫn duy trì vị trí ổn định để tận dụng sự phát triển của công nghệ số. Song nền tảng kinh tế kỹ thuật số phát triển cũng khởi tạo những mối đe dọa âm thầm mang tên “tấn công mạng."

“Một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số an toàn và bảo mật cần phải được xây dựng, tạo nền tảng cho tham vọng phát triển kinh tế kỹ thuật số trong khu vực," ông S. Iswaran nhấn mạnh. Do đó, điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với ASEAN lúc này là cùng nhau giải quyết thách thức an ninh mạng một cách tổng thể, bền vững trên tinh thần cùng phối hợp.

Đồng tình với nhận định này, Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi cho rằng, đại dịch COVID-19 đã thay đổi cách chúng ta sống và làm việc. Quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đã hiện diện trên mọi lĩnh vực và trụ cột của ASEAN, các hình thức học hay làm việc trực tuyến, mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần của trạng thái “bình thường mới."

Trên thực tế, công nghệ số đã mở đường cho việc mở cửa lại nền kinh tế một cách an toàn và bền vững. Nhưng, sự phụ thuộc của chúng ta vào công nghệ số cũng ngày càng gia tăng, kéo theo yêu cầu tăng cường đảm bảo tính bảo mật của hệ thống dữ liệu mạng và cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu.

Do đó, theo ông Lim Jock Hoi, việc thúc đẩy hợp tác khu vực trong lĩnh vực an ninh mạng trở nên quan trọng, giúp phát huy động lực của các nước thành viên để hoàn thiện Khung phục hồi tổng thể ASEAN hậu COVID-19, đảm bảo mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số nội khối có khả năng phục hồi và bảo mật toàn diện.

Việt Nam tham gia tích cực và có trách nhiệm trong hợp tác ASEAN về đảm bảo an ninh mạng

Phát biểu tại hội nghị, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an, thay mặt đoàn đại biểu Việt Nam chia sẻ Việt Nam nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của việc xây dựng các quy tắc ứng xử có trách nhiệm trên không gian mạng nhằm góp phần duy trì một không gian mạng lành mạnh, an toàn và giúp cho việc bảo đảm an ninh, an toàn thông tin hiệu quả hơn, nhất là khi thế giới và khu vực đang chứng kiến sự thay đổi to lớn của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong thời kỳ dịch COVID-19.

Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ Công an chủ trì xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về an ninh mạng theo hướng phù hợp với các tiêu chuẩn, chuẩn mực của khu vực và quốc tế, tạo thuận lợi cho công tác bảo đảm an ninh mạng, phòng, chống tội phạm mạng tại Việt Nam cũng như quá trình hợp tác quốc tế để duy trì hòa bình, ổn định trên không gian mạng.

Thứ trưởng Lương Tam Quang cho biết Việt Nam đang triển khai “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" với mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI). Trong quá trình chuyển đổi số này, an ninh, an toàn thông tin mạng là yếu tố then chốt tạo ra môi trường an toàn cho chuyển đổi số.

Bộ Công an Việt Nam đã chú trọng tăng cường tiềm lực an ninh mạng để bảo vệ các hạ tầng thông tin trọng yếu thông qua việc đẩy mạnh đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các phần mềm, thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu; tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và quốc tế để kịp thời ứng phó với các sự cố tấn công vào các cơ sở hạ tầng thông tin này.

"Là một nước thành viên ASEAN, Việt Nam cam kết tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các cơ chế hợp tác ASEAN về đảm bảo an ninh, an toàn không gian mạng," Thứ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Return to top