ClockChủ Nhật, 13/01/2013 06:56

Xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị

TTH - A Lưới là một huyện miền núi nằm phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, có đường biên giới dài 85km, tiếp giáp với hai tỉnh Sêkông và Salavan nước bạn Lào. Đây là địa bàn có vị thế chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quân sự - quốc phòng và đối ngoại. Những năm qua, Ban Chỉ huy Quân sự (BCHQS) huyện luôn thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương; đồng thời chú trọng xây dựng tuyến biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị.

Thượng tá Võ Công Đức, Chỉ huy trưởng BCHQS huyện A Lưới cho biết: Huyện A Lưới có 12 xã biên giới, 38 cột mốc, 2 cửa khẩu quốc tế (Hồng Vân và A Đớt) thông thương với nước bạn Lào và nhiều đường tiểu ngạch qua biên giới. Địa hình hiểm trở, rừng rậm, núi dốc, có nhiều sông suối chia cắt. Nhân dân hai bên biên giới có quan hệ thân tộc; thường xuyên qua lại quan hệ làm ăn, buôn bán, thăm thân. Đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí của đồng bào còn thấp, cơ sở hạ tầng và kinh tế chậm phát triển, một số hủ tục lạc hậu chưa được xóa bỏ. Thời gian qua, một số đối tượng ở các tỉnh khác vào địa bàn làm ăn trái phép, khai thác vàng, lâm sản, săn, bắt động vật hoang dã... Lợi dụng đặc điểm đó, các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, chia rẽ tình hữu nghị Việt - Lào, mối quan hệ đoàn kết, gắn bó của nhân dân 2 bên biên giới...

 

 

Ban Chỉ huy Quân sự huyện A Lưới, dân quân xã Hồng Thủy phối hợp tuần tra mật phục, bảo vệ biên giới.

 

BCHQS huyện đã phối hợp với các lực lượng, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền từ xã đến huyện làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân; giúp nhân dân hiểu rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn mới trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Từ đó, nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động đấu tranh với các hoạt động gây nguy hại đến an ninh biên giới, mối quan hệ truyền thống của nhân dân 2 bên biên giới. Đồng chí Hà Minh Đường, Chủ tịch UBND xã A Đớt chia sẻ: “Bà con các dân tộc chúng tôi luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, một lòng theo cách mạng. Tinh thần cảnh giác rất cao. Khi có người lạ xuất hiện trên địa bàn là bà con báo ngay với chính quyền địa phương để xử lý...”.

 

Hàng tháng BCHQS huyện chủ trì tổ chức giao ban quốc phòng - an ninh với Đoàn kinh tế - quốc phòng 92, 4 đồn biên phòng đóng trên địa bàn và Công an huyện; giao ban thường niên với các đơn vị lực lượng vũ trang khu vực biên giới của nước bạn Lào để nắm tình hình, trao đổi thông tin, phối hợp giải quyết các vấn đề nảy sinh. BCHQS huyện cùng với dân quân các xã biên giới phối hợp với bộ đội biên phòng tuần tra địa bàn, khu vực biên giới, kiểm tra, phát quang các cột mốc, truy quét các đối tượng đào, đãi vàng, làm ăn trái phép... bảo vệ an toàn tuyến biên giới.

 

Song song với công tác nắm địa bàn, BCHQS huyện luôn chú trọng xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu mọi nhiệm vụ được giao; đồng thời làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vùng biên giới, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đặc biệt, mô hình tổ chức kết nghĩa thôn - bản hai bên biên giới đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, trên địa bàn huyện đã triển khai xây dựng được 3 cặp thôn, bản kết nghĩa: Thôn 7, xã Hồng Thủy kết nghĩa với bản Cô Tai, xã A Túc, huyện Sa Muội; thôn A Bả, xã Nhâm kết nghĩa với cụm bản I Reo (Bản A Bả và A Róc), huyện Kà Lừm; thôn A Tim, xã A Đớt kết nghĩa với bản Ka Lô, huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông (Lào). Nội dung hoạt động kết nghĩa rất phong phú, từ việc đồng bào hai bên qua lại thăm hỏi nhau lúc khó khăn, hoạn nạn đến giúp nhau phát triển kinh tế xã hội, trao đổi thông tin, góp phần giữ vững an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội.

 

Với sự đóng góp tích cực của BCHQS huyện A Lưới, những năm qua tuyến biên giới Việt - Lào trên địa bàn luôn giữ vững ổn định, hòa bình, hữu nghị.

Bài, ảnh: Thiếu tá Đặng Huy Cường
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong quân đội

Ngày 29/10, Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 590 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở (QCDCCS) trong quân đội.

Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong quân đội
Giúp dân khắc phục hậu quả bão lũ

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của bão số 6 đã gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tài sản, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, các đơn vị tăng cường lực lượng xuống địa bàn giúp dân khắc phục hậu quả.

Giúp dân khắc phục hậu quả bão lũ
Đảm bảo chất lượng trong công tác tuyển quân

Để công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 được đảm bảo, cấp ủy, chính quyền cùng hội đồng nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp nắm chắc tình hình, triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp; đồng thời, quan tâm đến việc xét duyệt chính trị, chính sách là nội dung quyết định đến chất lượng tuyển quân.

Đảm bảo chất lượng trong công tác tuyển quân
Căng mình giúp dân phòng bão

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 6 (TRAMY), Bộ CHQS tỉnh đã duy trì lực lượng, phương tiện nhằm triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Đồng thời, thành lập các tổ, lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

Căng mình giúp dân phòng bão
Xây dựng lực lượng phòng không nhân dân vững mạnh, rộng khắp

Ngày 24/10, Đoàn công tác Ban chỉ đạo Phòng không nhân dân Trung ương do Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác Phòng không nhân dân (PKND) tại Thừa Thiên Huế. Tham gia cùng đoàn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng đại diện Cục Phòng quân Lục quân, Quân khu 4.

Xây dựng lực lượng phòng không nhân dân vững mạnh, rộng khắp

TIN MỚI

Return to top