Thế giới

Vương quốc Anh, New Zealand khởi động đàm phán thương mại tự do

ClockThứ Tư, 17/06/2020 16:57
TTH.VN - New Zealand ngày hôm nay (17/6) chính thức tiến hành các cuộc đàm phán thương mại tự do với Vương quốc Anh, quốc gia đang tìm cách sắp xếp các thỏa thuận hậu Brexit với những quốc gia khác.

EU sẵn sàng đàm phán với Anh về thoả thuận thương mại tự doMexico, Anh tập trung đàm phán thỏa thuận thương mại tự doHậu Brexit, Anh muốn trở thành đối tác đối thoại của ASEANMỹ cam kết một thỏa thuận thương mại với Anh sau BrexitHàn Quốc ký hiệp định thương mại tự do với Anh

Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng Xuất khẩu New Zealand, ông David Parker cho biết, New Zealand sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên đàm phán về thỏa thuận thương mại với Vương quốc Anh trong thời kỳ hậu Brexit. "Trong môi trường hậu Brexit, đối với chúng tôi, việc hợp tác cùng nhau để phát triển mối quan hệ đối tác này trong tương lai sẽ có ý nghĩa hơn bao giờ hết", ông David Parker nói thêm.

Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), vốn đã được thảo luận không chính thức giữa hai quốc gia trong một thời gian, sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những nhà xuất khẩu bản địa và các cộng đồng khu vực của chúng tôi, theo Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng Xuất khẩu New Zealand.

Được biết, Vương quốc Anh là đối tác thương mại lớn thứ 6 của New Zealand; trong đó, tổng thương mại hai chiều đạt gần 6 tỷ đô la New Zealand hồi năm ngoái.

Vòng đàm phán đầu tiên được dự kiến ​​sẽ diễn ra bằng hình thức hội nghị trực tuyến từ giữa tháng 7, ông David Parker cho hay.

Về phần mình, Vương quốc Anh nhận định, kim ngạch xuất khẩu của họ có thể tăng thêm một tỷ bảng Anh nhờ vào các thỏa thuận thương mại mà họ đang tìm kiếm từ New Zealand, cũng như Australia.

New Zealand và Australia nằm trong những ưu tiên hàng đầu của Vương quốc Anh về các cuộc đàm phán thương mại, cùng với Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. "Các thỏa thuận thương mại tự do rộng lớn, đầy tham vọng với những người bạn cũ như Australia và New Zealand là một cách mạnh mẽ để chúng tôi thực hiện cam kết về Brexit", Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss nói trong một tuyên bố.

Mục tiêu của Chính phủ Vương quốc Anh đối với mỗi thỏa thuận phần lớn là tương tự nhau, và tập trung rộng rãi vào việc gia tăng thương mại hàng hóa và dịch vụ, cũng như đầu tư xuyên biên giới. Chúng bao gồm các chương về thương mại kỹ thuật số và cách thức để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ xuất khẩu nhiều hơn.

Mục tiêu của thỏa thuận với Australia bao gồm tập trung vào công nghệ, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển; trong khi đó, các mục tiêu dành cho những cuộc đàm phán với New Zealand có liên quan đến nhu cầu bảo vệ các cam kết biến đổi khí hậu của cả hai quốc gia.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giúp 1.000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững

Ngày 20/7, Hội Chữ Thập đỏ (HCTĐ) tỉnh, tổ chức Oxfam tại Việt Nam, Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn tại Thừa Thiên Huế". Tham dự có bà Caroline Rachel Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam.

Giúp 1 000 nữ nông dân nghèo phục hồi, phát triển sinh kế bền vững
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Return to top