Thế giới

Vương quốc Anh ra mắt mạng lưới thương mại kỹ thuật số ở châu Á-Thái Bình Dương

ClockThứ Sáu, 26/06/2020 16:11
TTH.VN - Đại sứ quán Anh tại Seoul cho biết, Vương quốc Anh mới đây đã ra mắt một mạng lưới nhằm tăng cơ hội thương mại và đầu tư kỹ thuật số tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và củng cố mối quan hệ hợp tác với khu vực này.

Anh và Singapore tăng cường hợp tác dịch vụ Chính phủ kỹ thuật sốCông nghệ giúp việc tìm kiếm cứu nạn ở vùng hẻo lánh dễ dàng hơn

Vương quốc Anh muốn đẩy mạnh hợp tác với các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh minh hoạ: Getty Image

Theo Korea Times, mạng lưới thương mại kỹ thuật số ở châu Á-Thái Bình Dương là một chương trình thí điểm kéo dài 3 năm do Bộ Thương mại quốc tế Anh (DIT) và Bộ Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao của Anh (DCMS) đồng phát động.

Mạng lưới này dự kiến ​​sẽ tăng cường năng lực chuyên môn kỹ thuật số của Anh trên các thị trường chính, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Australia, đồng thời hỗ trợ cho các chương trình hợp tác công nghệ giữa Anh và châu Á-Thái Bình Dương. Đại sứ quán Anh cho rằng, việc ra mắt mạng lưới này là hành động kịp thời vì nhu cầu về công nghệ số đang gia tăng sau cuộc khủng hoảng COVID-19 và mạng lưới thương mại kỹ thuật số sẽ giúp các doanh nghiệp CNTT đáp ứng nhu cầu này.

"Chúng tôi đang tạo ra một mạng lưới thương mại kỹ thuật số mới - bắt đầu ở châu Á-Thái Bình Dương, để giúp các doanh nghiệp Anh xâm nhập vào các thị trường mới. Song song đó, các chương về kỹ thuật số tiên tiến trong các hiệp định thương mại tự do của Anh và các nước châu Á-Thái Bình Dương cũng đang được đàm phán", Thủ tướng Anh Boris Johnson nói và cho biết thêm rằng nước Anh sẽ hợp tác với các nước để thiết kế các tiêu chuẩn toàn cầu cho các công nghệ mới nổi, bảo vệ các giá trị tự do, cởi mở và đa nguyên.

Trong khi đó, bà Natalie Black, Ủy viên Thương mại của Anh tại châu Á-Thái Bình Dương khẳng định, mạng lưới mới này "sẽ cho phép cho ta tạo ra sự hợp tác mới, thúc đẩy thương mại và đầu tư, và đảm bảo tất cả chúng ta đều được hưởng lợi từ sự đổi mới kỹ thuật số toàn cầu tốt nhất".

Khẳng định khu vực châu Á-Thái Bình Dương có "tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với Vương quốc Anh”, ông Gerard Grech, giám đốc điều hành của Tech Nation, một nền tảng công nghệ lớn của Anh cho rằng việc kết nối các doanh nghiệp công nghệ của Anh vào các mạng lưới khu vực sẽ giúp các doanh nghiệp này tạo ra bước nhảy vọt khi tiến quân vào các thị trường trọng điểm mới này.

Được biết, Vương quốc Anh cam kết sẽ chi 8 triệu bảng (tương đương 10 triệu USD) để khởi động và điều hành mạng lưới tại châu Á-Thái Bình Dương trong 3 năm tới. Nước này đã thu hút hơn 10 tỷ bảng đầu tư trong năm 2019, đứng thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc. Vương quốc Anh cũng đã chứng minh được sức mạnh của mình trong việc tạo ra các doanh nghiệp công nghệ thành công trong những năm gần đây, với 79 kỳ lân công nghệ được phát triển ở Anh - nhiều hơn cả Đức, Pháp và Israel cộng lại.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Korea Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Máy ảnh Fujifilm X100V

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top