Thế giới

WHO: Phải tin tưởng, ủng hộ tiến trình đối phó virus Corona của Trung Quốc

ClockThứ Hai, 03/02/2020 20:01
TTH - Vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố công xác nhận dịch virus Corona là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu đang được cộng đồng quốc tế quan tâm.

IMF: Virus corona có nguy cơ làm giảm tốc kinh tế toàn cầuHàn Quốc: Các cửa hàng bán lẻ đóng cửa do virus coronaCơn sốt khẩu trang do virus corona trên toàn cầuViêm phổi cấp chưa qua, Hồ Nam lại bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1

Nhân viên y tế Trung Quốc đo thân nhiệt của một tài xế trong chiến dịch phòng chống virus Corona. Ảnh: Tân Hoa Xã/VOV

Tuy nhiên, “điều này không có nghĩa rằng chúng ta không thể tin tưởng vào những nỗ lực của Trung Quốc trong công tác kiềm chế sự lây lan của virus. Sự thật là WHO hoàn toàn tin tưởng vào mọi hành động của Trung Quốc. Như vậy, tuyên bố được đưa ra nhằm truyền đạt mối quan tâm của tổ chức về khả năng virus lân lan sang những quốc gia có hệ thống y tế yếu hơn”, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh.

Tuyên bố được phát hành rộng rãi khi ngày càng có nhiều trường hợp xác nhận nhiễm virus ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời cũng đã có ca tử vong đầu tiên gây nên do virus được xác nhận ngoài Trung Quốc. Hầu hết các bệnh nhân đều đã từng tiếp xúc với những người đến từ Vũ Hán – thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, nơi xuất hiện đầu tiên của virus Corona. Trong bối cảnh này, cảnh báo của WHO đã nổ phát súng chính thức bắt đầu khẩn trương triển khai chuỗi các nỗ lực phối hợp để kiểm soát hoạt động của virus trước khi chúng kịp lây lan sang các quốc gia ít phát triển nhất.

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu không những đặt ra yêu cầu báo cáo chi tiết, kịp thời về tình trạng bệnh tật ở các quốc gia, mà cùng lúc, tuyên bố cũng mang lại niềm hi vọng có thể thúc đẩy nhiều nguồn tài trợ hơn trong những ngày sắp tới.

Do các thông tin về chủng virus mới này vẫn còn quá ít, vị Tổng Giám đốc hi vọng các cơ quan và nhà nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan có thể theo dõi lời kêu gọi của WHO, cùng lúc vận dụng tối đa nền tảng cung cấp bởi tổ chức và các cơ chế hợp tác song phương, đa phương để phối hợp nỗ lực hướng đến mục tiêu chung là tăng cường giám sát và phát triển kịp thời vaccine và hướng điều trị phù hợp, hiệu quả.

Được biết, kể từ khi xác định có mầm bệnh, Trung Quốc đã và đang chia sẻ tình hình cập nhật, con đường lây truyền... của virus cho WHO và các quốc gia, khu vực có liên quan. Điều này đóng góp rất nhiều vào việc thiết lập nền tảng cho các nỗ lực quốc tế để có phương án đối phó thích hợp. Cùng lúc, chính phủ các nước cũng có thể học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh đang diễn ra.

Trước những hành động của Trung Quốc, tất cả mọi người cần tin tưởng vào hành động của nước này, cũng như hành động của chính phủ để có cái nhìn đúng đắn về dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch lây lan.

Chỉ trong vòng 1 tuần, với số ca nhiễm bệnh mỗi ngày tăng chóng mặt từ vài chục lên đến vài nghìn người, trận chiến với Corona đang bước đến giai đoạn khó khăn nhất.

Phát biểu về vấn đề này, Zhang Jun – Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp quốc hy vọng cộng đồng quốc tế có thể tin tưởng, nhận ra, quan trọng hơn là hỗ trợ cho những cố gắng mà Trung Quốc đang thực hiện để kiềm chế sự lây lan của đại dịch và đảm bảo an ninh sức khỏe toàn cầu.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Khmer Times & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top