Thế giới

Xem xét tăng cường viện trợ trong bối cảnh “siêu khủng hoảng”

ClockThứ Sáu, 24/06/2022 21:19
TTH - Tại Phiên họp về các vấn đề nhân đạo của Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) diễn ra gần đây, các quan chức cấp cao của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh, hợp tác toàn cầu là rất quan trọng để đương đầu với những đau khổ gia tăng do xung đột, khí hậu, nạn đói, chi phí sinh hoạt tăng cao và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Liên minh châu Âu thiết lập các trung tâm nhân đạo cho UkraineLiên Hiệp quốc: Nhu cầu viện trợ nhân đạo tăng mạnh trong năm 2022

 Bảo vệ người dân trước các "siêu khủng hoảng" là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Nhân sự kiện này, Chủ tịch ECOSOC Collen Vixen Kelapile nhắc lại, thế giới đang chứng kiến số lượng các cuộc xung đột bao lực nhiều nhất kể từ năm 1945. Đồng thời, coi thường luật nhân đạo quốc tế vẫn là mối lo ngại đáng kể.

Vì vậy, Chủ tịch Collen Vixen Kelapile kêu gọi mọi người rút kinh nghiệm từ đại dịch để điều chỉnh hành động, chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Ông cũng kêu gọi tăng cường trách nhiệm giải trình và tôn trọng luật nhân đạo quốc tế.

Về phần mình, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres ủng hộ một hệ thống nhân đạo tập trung vào nhu cầu của con người. Ông kêu gọi tăng cường các giải pháp bền vững và hỗ trợ tài chính, hỗ trợ phục hồi sau đại dịch ở mọi quốc gia và bảo vệ tương lai bằng cách hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Cựu Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc Abdulla Shahid tuyên bố với những đại biểu tham gia phiên họp rằng, tăng cường hỗ trợ nhân đạo phải đồng nghĩa với ngăn chặn các cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Cứu trợ và hỗ trợ nhân đạo phải được đặt lên hàng đầu trong các trường hợp khẩn cấp về khí hậu. Các nước cần đa dạng hóa hỗ trợ nhân đạo, theo cách thức mà sẽ cung cấp chuyên môn và kỹ năng cho các cộng đồng địa phương.

Với sự hỗ trợ và cam kết liên tục của các quốc gia, chúng ta không chỉ có thể tăng cường hỗ trợ nhân đạo, mà còn bảo vệ cuộc sống của rất nhiều nhân viên nhân đạo đã làm việc quên mình cho nhiệm vụ cao cả này.

Trong một thông tin có liên quan, Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo Martin Griffiths cảnh báo, “các siêu khủng hoảng toàn cầu” hiện đang phát triển với tốc độ và quy mô đáng lo ngại, đe dọa phá hủy những tiến bộ đã giành được một cách khó khăn về phát triển, quản trị và bảo vệ xã hội.

Hơn 300 triệu người trên khắp hành tinh cần hỗ trợ nhân đạo, con số cao hơn bao giờ hết, trong khi số người phải di dời và tị nạn đã cán mốc 100 triệu người, một “dấu mốc lịch sử” khác.

Nhìn chung, điều kiện tiên quyết để giải quyết và vượt lên những thách thức hiện có là tất cả các bên đều tham gia, cùng nhau hành động, “không phải ai theo ai”. Như vậy, thế giới mới đảm bảo hòa bình, ổn định, cuộc sống chất lượng và thịnh vượng cho toàn bộ người dân.

Hạnh Nhi

 (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại

Kể từ năm 2007, ASEAN đã có những bước tiến trong việc đưa nhân quyền vào khuôn khổ của nhóm. Các cột mốc chính bao gồm thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vào năm 2009 và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012. Những sáng kiến này được thiết kế để báo hiệu cam kết của ASEAN trong việc đưa nhân quyền làm nền tảng cho chiến lược phát triển khu vực.

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại
Return to top