Thể thao

Chọn “vật” gửi vàng & những niềm hy vọng mới

ClockThứ Bảy, 03/09/2022 07:42
TTH - Khép lại Đại Hội Thể dục Thể Thao (TDTT) tỉnh lần thứ IX - 2022 cũng là lúc Thừa Thiên Huế chuẩn bị cho Đại hội TDTT toàn quốc với những tính toán cải thiện hình ảnh thể thao địa phương ở giải đấu lớn nhất quốc gia.

Bế mạc Giải bóng đá Đại hội thể dục thể thao TP. Huế tranh Cup MiraKhai mạc Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh lần thứ IX - 2022

Vật, hy vọng vàng tại Đại hội TDTT toàn quốc 2022 sắp tới

Nâng mức chỉ tiêu

Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VIII - 2018, Đoàn Thể thao Thừa Thiên Huế tham gia với 110 VĐV ở 14 bộ môn. Với sự nỗ lực và tinh thần quyết tâm cao, đoàn VĐV Thừa Thiên Huế đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra khi giành được tổng cộng 20 huy chương; trong đó có 3HCV, 6HCB và 11HCĐ; xếp thứ 36/65 tỉnh, thành, ngành tham dự. So với chỉ tiêu phấn đấu xếp từ 20 - 25 là chưa đạt yêu cầu đề ra, tuy nhiên, so với các kỳ đại hội trước, thứ hạng và số lượng huy chương đạt được đều tăng. Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VII - 2014,  Đoàn Thể thao Thừa Thiên Huế  giành được 17 tấm HC, trong đó có 2 HCV, 3HCB và 12 HCĐ, xếp thứ 41.

Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IX - 2022, được tổ chức tại Quảng Ninh vào cuối năm nay, có 43 môn thi đấu. Đoàn thể thao Thừa Thiên Huế với lực lượng từ 125 đến 130 VĐV thi đấu ở 15 bộ môn, gồm cờ vua, cờ tướng, cầu lông, điền kinh, đá cầu, cầu mây, Judo, JuJitsu, vật, Karate, Teakwondo, bắn cung, bơi, lặn, bóng đá; phấn đấu đạt 15 đến 20 HC, trong đó có 4 - 6 HCV.

Thanh Nhi hiện đang sở hữu tấm HCB SEA Games 31, 2 HCV giải Vô địch Quốc gia 2021

Một trong số những nhiệm vụ đặt ra tại Đại hội TDTT tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX - 2022 là tuyển chọn những VĐV xuất sắc của phong trào cơ sở trong toàn tỉnh để bổ sung cho đội tuyển các môn thể thao thành tích cao của tỉnh chuẩn bị tham gia thi đấu tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IX để trước mắt... vượt lên chính mình. Diễn biến tại các bộ môn thi đấu cho thấy sự hấp dẫn, có sự tranh đua quyết liệt giữa các đơn vị tham gia và đặc biệt đã phát hiện được nhiều gương mặt mới, đầy triển vọng.

Chờ “vàng” ở bộ môn vật

Nhìn vào thành tích và những gương mặt nổi trội xuất hiện trong thời gian qua, cho thấy vật là môn thể thao mà Thừa Thiên Huế đặt nhiều hy vọng nhất. Hai gương mặt sáng giá nhất của môn thể thao này có thể giành HCV nếu không có gì bất ngờ xảy ra tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IX - 2022 không ai khác ngoài chị em Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Nguyễn Thị Mỹ Trang vừa có được 2 tấm HCV danh giá tại đấu trường SEA Games. Mỹ Hạnh còn là chủ nhân của tấm HCĐ ASIAD 2018 và hai HCĐ giải trẻ châu Á 2017, 2018. Mỹ Trang đánh dấu sự nghiệp với tấm HCV Đông Nam Á, HCĐ trẻ châu Á 2017. Ngoài ra, cô em Mỹ Linh cũng mang về 2 HCV trẻ Đông Nam Á 2018, 2019.

Bơi lội là môn được xác định mũi nhọn

Bộ môn vật còn có nhiều gương mặt sáng giá, là ứng cử viên cho các tấm huy chương, kể cả HCV tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IX - 2022. Tiêu biểu có thể kể đến, như VĐV Phạm Văn Có (HCB Đại hội TDTT toàn quốc 2018, HCV giải Vô địch Quốc gia các năm 2020 và 2021);  VĐV Nguyễn Văn Quảng (HCV giải vô địch quốc gia năm 2021, Kiện tướng quốc gia) hay Đoàn Thị Kim Oanh (Kiện trướng quốc gia; HCV giải vô địch quốc gia năm 2021).

Phạm Văn Có được xem là niềm hy vọng của đội tuyển vật Thừa Thiên Huế. Anh là VĐV thuộc thế hệ đầu tính từ khi bộ môn vật của Thừa Thiên Huế xây dựng lại (năm 2006). Ông Đinh Văn Kiên, Trưởng bộ môn vật Thừa Thiên Huế từng chia sẻ  “Tôi đã thử độ bền sức mạnh của nhiều vận động viên qua các bài tập chạy với đồng hồ. Phạm Văn Có làm tốt gấp 10 lần so với các vận động viên khác. Đây là điều khiến ai gặp Có cũng đánh giá em là người không phổi”.

Những niềm hy vọng

Không phải ngẫu nhiên mà cô gái xinh đẹp Nguyễn Thị Thanh Nhi, VĐV môn bắn cung được chọn là người thực hiện nghi thức châm đuốc tại Đại hội TDTT Thừa Thiên Huế lần thứ IX -2022. Thanh Nhi hiện đang sở hữu tấm HCB SEA Games 31, 2 HCV giải Vô địch Quốc gia 2021. Đặc biệt, tại Giải vô địch Cung thủ xuất sắc toàn quốc 2022 tổ chức ở Huế vào đầu tháng 3, Thanh Nhi đoạt tổng cộng 7 huy chương, trong đó 5 HCV ở các nội dung cung 1 dây 30m, 50m, 60m, 70m và toàn năng, một kỷ lục khó vượt.

Môn Judo có niềm hy vọng vàng với Dương Thị Quỳnh Như vừa giành HCĐ ở SEA Games 31. Trong khi đó, môn đá cầu có VĐV  Nguyễn Thị Thùy Linh đang nắm giữ tấm HCV danh giá lắm người mơ tại giải Vô địch Đá cầu thế giới năm 2019. Cô cũng là chủ nhân tấm HCV giải vô địch quốc gia năm 2020 và 2021. VĐV Nguyễn Thị Thùy Linh là 1 trong 6 cá nhân (4 HLV, 2 VĐV) được Sở Văn hóa & Thể thao tuyển dụng ngày 29/6/2020 thông qua xét tuyển đặc cách viên chức đối với người có tài năng, năng khiếu trong lĩnh vực TDTT.

Cũng ở môn đá cầu, đáng chú ý còn có VĐV Lê Văn Đông, HCV giải vô địch quốc gia năm 2020, 2021. Trong số 3 tấm HCV của đoàn thể thao Thừa Thiên Huế tại Đại hội TDTT toàn quốc 2018 có Hồ Đình Thuận, VĐV môn Karate. Thuận cũng có được tấm HCB tại giải Vô địch Đông Nam Á 2019 và HCV Cúp quốc gia năm 2020. Cùng với Thuận, bộ môn Karate còn có nhiều gương mặt sáng giá và đáng chú ý trong đó có VĐV Lê Trung Dũng, HCV giải vô địch quốc gia năm 2020, Kiện tướng quốc gia.

Trao đổi nhanh với chúng tôi, ông Lê Ngọc Tư, Trưởng phòng Quản lý Thể dục thể thao, Sở Văn hóa Thể thao cho rằng, cùng với vật, bắn cung, đá cầu, Karate, Judo… niềm hy vọng huy chương của đoàn thể thao Thừa Thiên Huế còn đặt vào các môn Teakwondo, cờ, bơi lội… là những môn thể thao được xác định mũi nhọn và được đầu tư xứng tầm.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến

Ngày 14/12, Đại hội Tim mạch học toàn quốc lần thứ 19 chính thức khai mạc, thu hút 2.200 đại biểu và hội viên trong, ngoài nước. Với chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới", đại hội diễn ra với nhiều hoạt động đến ngày 15/12.

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến
Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá
Return to top