Thể thao

Giải chạy “S-Race 2024”: Quảng bá hình ảnh Huế đến du khách

ClockThứ Tư, 06/03/2024 21:26
TTH.VN - Chiều 6/3, UBND tỉnh tổ chức họp rà soát công tác tổ chức Giải chạy học sinh, sinh viên “S-Race 2024” tại Thừa Thiên Huế. UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp.

“S-Race 2024” đến Huế

 Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại cuộc họp

Với thông điệp “Vì tầm vóc Việt”, giải chạy “S-Race 2024” là một trong những dự án thuộc chương trình tổ chức các hoạt động truyền thông thể thao trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Công ty Truyền thông Unicomm hợp tác thực hiện.

Năm nay, giải chạy “S-Race 2024” được tổ chức tại TP. Huế vào ngày 9/3. Lễ phát động sẽ được tổ chức tại khu vực Quảng trường Ngọ Môn.

Giải chạy này nằm trong chuỗi sự kiện Lễ phát động ngày chạy dành cho học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2024. Giải có số lượng vận động viên tham gia thi đấu: khoảng 1200 học sinh THCS; 1200 học sinh THPT; 600 thầy, cô giáo và học sinh lớp 6, 7; 600 học sinh tiểu học và phụ huynh; 1200 sinh viên, 180 tình nguyện viên Đại học Huế.

Song song với hoạt động thi đấu trực tiếp, 2 sự kiện trực tuyến S-Race Online dành cho đa dạng đối tượng: học sinh, sinh viên, thầy cô và phụ huynh... được tổ chức đồng thời tại 63 tỉnh, thành trên cả nước. Mỗi thử thách diễn ra trong 30 ngày thông qua ứng dụng UpRace.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị ban tổ chức giải chạy cần thông tin truyền thông cụ thể số lượng học sinh, sinh viên tham gia giải chạy, cũng như số lượng các địa phương tham gia hưởng ứng giải chạy. Đồng thời, quan tâm bố trí không gian tác nghiệp cho các phóng viên của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương cần chủ động phối hợp trong công tác tổ chức, bảo đảm an toàn, tiết kiệm và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia tập luyện thể dục thể thao; cần đảm bảo các biện pháp an ninh, an toàn; phòng, chống tai nạn trong quá trình tổ chức giải chạy; xây dựng phương án đảm bảo an toàn giao thông, điều tiết giao thông cho khách du lịch và người dân trong thời gian diễn ra giải chạy…

”Các cơ quan, đơn vị cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, có sự phối hợp nhịp nhàng ở các khâu, đảm bảo các điều kiện để giải chạy diễn ra thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp. Giải đấu là cơ hội để tỉnh quảng bá hình ảnh, thể hiện tinh thần mến khách, thân thiện của con người vùng đất Cố đô Huế”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.

BỐN THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn

Ngày 24/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Tổ chức CRS tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên nòng cốt cấp trung học cơ sở (THCS) về giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn.

Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn
Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ

Hình thành thói quen “Sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật” trong đoàn viên, thanh niên thông qua tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là mục tiêu tổ chức Đoàn hướng đến trong giai đoạn hiện nay.

Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ
LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật

Sáng 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho báo cáo viên pháp luật (BCVPL), công chức pháp chế các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, địa phương trên phạm vi toàn quốc.

Tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật
Gỡ vướng cho môn giáo dục địa phương

Giáo dục địa phương (GDĐP) là một môn học bắt buộc trong Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, được thực hiện xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với 35 tiết/1 lớp học/năm học. Nội dung môn học này rất phong phú và đa dạng, liên quan đến lịch sử, địa lý, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của địa phương… Qua đó, giúp học sinh hình thành ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của quê hương. Tuy nhiên, qua gần hai năm thực hiện, một số trường vẫn còn lúng túng và gặp nhiều vướng mắc trong việc phân công giáo viên giảng dạy và khi thực hiện dạy học các chủ đề của môn học này.

Gỡ vướng cho môn giáo dục địa phương
Return to top