Thể thao

Không ra sân đá thì… “chự bò”

ClockChủ Nhật, 19/04/2020 07:24
TTH - V. League, Cúp Quốc gia tạm dừng vô thời hạn, giải Hạng Nhất chưa kịp khai lò đã phải im hơi lặng tiếng không biết đến bao giờ. Thế giới không có bóng đá và Việt Nam cũng vậy trong mùa cao điểm dịch bệnh COVID - 19.

Chay trường & tại gia

Jaroensak Wonggorn cho bò ăn. Ảnh: Siam Sports

Không ra sân, các cầu thủ rơi vào cảnh “ngồi chơi xơi nước”. Nghỉ ngơi tích cực thì tự tập luyện hay “tập chay”. Các đội bóng chủ quản thì lo xoay xở không chỉ bảo đảm giữ vững phong độ cho các cầu thủ mà còn phải tính sao đây để có tiền trang trải chung và trả lương cho cầu thủ. Ban tổ chức giải cứ phải tính tới tính lui các phương án tổ chức các giải đấu ra sao khi mà COVID - 19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Hơn tuần qua, rộ lên nhiều thông tin các đội bóng cắt giảm lương cầu thủ. Tiếp theo 2 đội bóng Nam Định và TP. Hồ Chí Minh, mới nhất là trường hợp của Thanh Hóa, dự tính sẽ cắt giảm lương sâu, có thể tới 50% nếu V. League 2020 chưa thể trở lại vào đầu tháng 5. Điều này không lạ khi nhiều nhân viên, công nhân lao động từ nhiều tháng nay phải nghỉ việc không lương và tình cảnh đó không biết đến bao giờ.

Mới đây, một quan chức của Liên đoàn Bóng đá quốc gia tỏ bày, V. League không thể hủy và trong mọi hoàn cảnh, cầu thủ cần phải có các hoạt động nghề nghiệp. Các câu lạc bộ đang đối diện khó khăn khi vẫn phải duy trì hoạt động, trả lương cho cầu thủ trong thời gian ngưng nghỉ. V. League đá không được, nghỉ cũng không xong, và có phương án nào thì vẫn phải phụ thuộc vào diễn biến của dịch COVID -19.

Người Việt mình hay ái ngại. Còn ở Thái Lan, trong khi chờ đợi Thai League quay trở lại, không ít cầu thủ rơi vào cảnh “thất nghiệp” đã vội vã về quê làm ruộng, “chự bò” (giữ bò)… Mới đây báo chí thông tin, do không thể ra sân thi đấu hay tập luyện, cầu thủ Jaroensak đã về quê phụ giúp cha mẹ… chăm sóc bò tại trang trại nhỏ của gia đình. Mỗi ngày, Jaroensak có nhiệm vụ đem thức ăn, nước uống hoặc tắm cho những chú bò. Jaroensak Wonggorn là tiền vệ tuyển Thái Lan. Anh chơi rất hay ở VCK U23 châu Á 2020 và đoạt danh hiệu “Vua phá lưới” với 3 bàn thắng.

Dịch bệnh COVID - 19 đang từng ngày gây nên bao hệ lụy cho cuộc sống con người thì cái cách về quê “chự bò” của tuyển thủ Thái Lan vừa nêu thật đáng để mọi người suy ngẫm khi mà bóng đá chỉ là một phần của cuộc sống.

ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá
Chuyển đổi để nâng tầm

Thực hiện Quyết định số 2117 ngày 6/8/2024 của UBND tỉnh, Trường trung cấp Thể dục Thể thao được chuyển đổi thành Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh. Mô hình hoạt động mới này nhằm đưa thể thao thành tích cao, các môn thế mạnh của Thừa Thiên Huế phát triển đúng hướng, vươn lên tầm vóc mới.

Chuyển đổi để nâng tầm
Return to top