Thể thao

Kỳ vọng từ mỗi tấm huy chương

ClockThứ Bảy, 26/11/2022 14:20
TTH - Cuối tuần qua, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế tổ chức lễ xuất quân Đoàn thể thao tỉnh dự Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) toàn quốc lần thứ IX tại Quảng Ninh, từ ngày 26/11 đến ngày 8/12/2022.

Đá cầu “mơ lớn” ở sân chơi đại hộiTaekwondo theo đuổi giấc mơ vàngKarate lấy lại niềm tin

Vovinam đặt mục tiêu 1 HCV, 1 HCĐ tại đại hội

Mục tiêu huy chương

Tại Đại hội TDTT lần này, tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia thi đấu 17 môn thể thao trên tổng số 43 môn tại đại hội, gồm: Bơi, lặn, bóng đá, bida, vovinam, bắn cung, cầu lông, cờ vua, đá cầu, điền kinh, judo, karatedo, vật tự do, vật dân tộc, taekwondo, JuJicsu, cầu mây với 154 vận động viên (VĐV). Đoàn thể thao tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu đạt được từ 20 - 25 huy chương (HC) các loại, trong đó có 4 - 6 HCV, đứng thứ 35 đến 40 trong tổng số 65 đoàn của các tỉnh, thành, ngành tham dự.

Thừa Thiên Huế phát triển phong trào thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao ở nhóm khá của cả nước. Hằng năm, tỉnh đăng cai tổ chức thành công nhiều giải thể thao quốc gia và quốc tế. Thể thao thành tích cao của Thừa Thiên Huế luôn đạt từ 300 - 350 huy chương các loại tại các giải trẻ, giải vô địch quốc gia và quốc tế. Các VĐV tiêu biểu của tỉnh tiếp tục tranh tài tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IX - năm 2022, như Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Mỹ Trang (HCV môn vật tại SEAGames 31), Nguyễn Thị Thanh Nhi ở môn bắn cung (HCB tại SEAGames 31, giành 5 HCV tại Giải cung thủ xuất sắc năm 2022), VĐV Dương Thị Quỳnh Như ở môn judo (HCĐ tại SEAGames 31), cầu thủ bóng đá Hồ Thanh Minh…

Thể thao thành tích cao của Thừa Thiên Huế ở nhóm khá của cả nước

Môn vật giàu tiềm năng với 2 chị em Mỹ Hạnh và Mỹ Trang cùng đội ngũ những gương mặt đô vật sáng giá là “kho huy chương” cho Thừa Thiên Huế tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IX - 2022. Gương mặt tiêu biểu có thể kể đến còn có VĐV Phạm Văn Có (HCB Đại hội TDTT toàn quốc 2018, HCV Giải Vô địch Quốc gia các năm 2020 và 2021), VĐV Nguyễn Văn Quảng (HCV Giải vô địch quốc gia năm 2021, Kiện tướng quốc gia) hay Đoàn Thị Kim Oanh (Kiện tướng quốc gia, HCV Giải vô địch quốc gia năm 2021). Nguyễn Thị Thanh Nhi (môn bắn cung) và cả Dương Thị Quỳnh Như (môn judo) tiếp tục là niềm hy vọng vàng của thể thao Thừa Thiên Huế ở kỳ đại hội lần này.

Thêm những niềm hy vọng

Niềm hy vọng “vàng” cũng tiếp tục nằm ở nhiều môn thể thao khác như đá cầu, karatedo và cả những môn chưa được đầu tư nhiều. Mới đây, Hội Vovinam - Việt Võ Đạo Thừa Thiên Huế đề nghị được quan tâm và hỗ trợ kinh phí để đạt được chỉ tiêu phấn đấu 1 tấm HCV và 1 tấm HCĐ tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IX năm 2022.

Công bằng mà nói, tuyển đá cầu Thừa Thiên Huế hiện có những gương mặt nổi trội, như đôi nữ (Nguyễn Thị Thùy Linh - Phan Thị Tuyết và Võ Thị Lành - Đinh Hữu Ánh Nguyệt), đôi nam (Lê Văn Đông - Lê Thừa Phúc), đôi nam nữ (Lê Văn Đông - Phan Thị Tuyết), đội tuyển nữ và đồng đội nam - nữ là những nội dung nhiều khả năng tranh HCV tại Đại hội TDTT toàn quốc.

Vật hy vọng là “kho huy chương” cho Thừa Thiên Huế tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IX - 2022

Niềm hy vọng lớn nhất của karatedo Thừa Thiên Huế tại đại hội lần này là cô gái Pa Cô có tên Hồ Thị Hoài Tành. Đến với môn võ này từ năm 12 tuổi và trải qua nhiều năm khổ luyện, nữ VĐV sinh năm 2001 cho thấy sự trưởng thành vượt bậc. Lần đầu xuất hiện trên sàn đấu tại giải Karatedo Việt Nam mở rộng 2016, Hoài Tành giành HCB. Năm 2017, nữ VĐV người Pa Cô giành đến 2 HCV Giải Vô địch trẻ Karatedo toàn quốc (1 HCV cá nhân hạng 44 kg, 1 HCV kumite đồng đội). Cũng trong thời gian này (năm 2017), Hoài Tành được phong kiện tướng quốc gia.

Đội tuyển Teakwondo có 2 HLV và 9 VĐV, gồm Ngô Đức Nhân, Lê Văn Hải, Hà Mai Bảo Long, Trần Thị Phương Thi, Trần Thị Ni, Nguyễn Thị Trang, Hồ Thị Linh Tâm, Đỗ Thị Thanh Ngân và Nguyễn Thị Trà My. Niềm hy vọng huy chương, lớn nhất vẫn là Đỗ Thị Thanh Ngân, từng đạt HCĐ Giải vô địch toàn quốc năm 2021 và HCV Giải Cúp toàn quốc 2022. Thanh Ngân có thể hình tốt, cao 1m74, lối đánh đa dạng, phù hợp với lối đánh hiện tại (thay đổi luật), sức bền chung rất tốt, khả năng đánh điểm sống rất nhạy, đặc biệt bắt bước 1. Tại đại hội thể thao lần này, Đỗ Thị Thanh Ngân tham gia thi đấu ở nội dung đối kháng cá nhân nữ và đối kháng đồng đội nữ.

Tất cả đã sẵn sàng

Theo lãnh đạo ngành văn hóa và thể thao tỉnh, để hoàn thành mục tiêu đề ra, các đội tuyển thể thao tỉnh nhà đã bắt tay xây dựng lực lượng VĐV từ gần 4 năm trước. Đến đầu năm 2022, các đội tuyển chính thức đi vào tập luyện chuyên sâu để chuẩn bị cho đợt thi đấu tổng lực cuối năm. Hiện tại, các HLV, VĐV của 17 đội tuyển đã hoàn tất công tác chuẩn bị về chuyên môn, tư tưởng rất ổn định, tâm lý đang rất hưng phấn và sẵn sàng tham gia thi đấu tại đấu trường lớn quốc gia.

Phát biểu tại Lễ xuất quân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tin tưởng và hy vọng toàn thể cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên của Đoàn Thể thao Thừa Thiên Huế sẽ luôn đoàn kết, tự tin, thi đấu thành công và giành thành tích tốt nhất tại đại hội để đem lại vinh quang cho quê hương. Hành trang của các thành viên Đoàn thể thao Thừa Thiên Huế tham dự đại hội lần này luôn có sự dõi theo và cổ vũ của đông đảo trái tim người yêu thể thao tỉnh nhà. Mỗi tấm huy chương mà các VĐV giành được tại đại hội sẽ là lời tri ân đầy ý nghĩa với gia đình, bè bạn và những người hâm mộ, là vinh dự cho tỉnh nhà...

Bài, ảnh: BÁ TRÍ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao

Dự án (DA) Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa được Quốc hội thông qua nghị quyết chủ trương đầu tư. Theo phương án đề xuất trình Quốc hội, DA Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành, trong đó có Huế. DA được thiết kế có tốc độ 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa…

Kỳ vọng đường sắt tốc độ cao
Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá

Ngày 15/10, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nhấn mạnh mục tiêu thể thao Việt Nam đạt vị trí tốp ba Đông Nam Á, tốp 20 châu Á, có huy chương tại Olympic và Paralympic. Theo các chuyên gia, hầu hết các mục tiêu đề ra phù hợp với thực lực của thể thao nước ta, nhưng cần sớm có điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, nhất là về kinh phí trong việc huy động nguồn lực đầu tư.

Thể thao thành tích cao cần thêm điều kiện để đột phá
Return to top