Thể thao

Năm của thể thao học đường

ClockThứ Sáu, 18/12/2015 09:02
TTH - Năm 2015 đang dần khép lại với nhiều niềm vui từ các môn thể thao Huế khi nhìn lại một năm sôi nổi trên các đấu trường quốc gia. Nếu được bầu chọn thành tích nổi bật của thể thao Huế, tôi sẽ bỏ phiếu cho thành tích vô địch giải bóng đá sinh viên toàn quốc của đội bóng đá sinh viên Đại học Huế và sự kiện các cầu thủ nữ học sinh Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn vào đội tuyển U14 nữ quốc gia.

Sinh viên cổ vũ một trận đấu tại Giải bóng đá sinh viên toàn quốc. Ảnh: Internet

Là một cựu sinh viên Huế mê bóng đá, người viết từng được chứng kiến những giải bóng đá sinh viên Huế ngày xưa. Cũng như sinh viên các thành phố lớn khác, tình yêu bóng đá của sinh viên Huế cũng rất cháy bỏng. Những trận đấu của bóng đá sinh viên luôn mang lại những cảm xúc khó tả vì tính trung thực, sự nhiệt tình của cả cầu thủ và các cổ động viên là sinh viên các trường…

Nhưng để có được một sân chơi bóng đá sinh viên đủ điều kiện mỗi năm một lần lại là một vấn đề khác. Ngày trước, số lượng đội bóng các trường tham gia giải bóng đá hàng năm chỉ gói gọn trong mấy cái tên Đại học Y khoa, Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm và Đại học Nông nghiệp… Do điều kiện kinh phí và công tác tổ chức giải chỉ diễn ra vài ngày theo hình thức bốc thăm, loại trực tiếp, chọn hai đội thắng vào chung kết. Vì thế, các giải bóng đá sinh viên của các trường Đại học Huế diễn ra chóng vánh nên có cảm giác hụt hẫng, chưa “đã” đối với những “fan” hâm mộ luôn cháy bỏng ngọn lửa đam mê với bóng đá…
Năm 2007, Đại học Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huế, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh cùng nhà tài trợ Công ty Bia Huế đã nâng tầm giải bóng đá sinh viên Huế vốn chỉ là sân chơi nội bộ thành một giải bóng đá phong trào có quy mô tổ chức lớn nhất Huế.
Còn nhớ, những ngày tháng 3 năm 2007 trời Huế mưa rất to; nhưng các sân cỏ Tự Do và Trung tâm Thể thao Huế đã được hâm nóng bởi không khí rạo rực của các trận đấu bóng đá sinh viên. Với tinh thần thể thao học đường vô tư, trung thực và cao thượng, các trận đấu đã diễn ra sôi nổi, hấp dẫn và luôn tràn đầy ngọn lửa nhiệt tình của sinh viên.
Có thể tìm thấy ở giải bóng đá phong trào này nhiều nét ưu điểm như tinh thần thi đấu mạnh mẽ của cầu thủ, sự cổ vũ say mê hết mình của các CĐV của các trường. Nhưng nét nổi bật nhất của giải đấu này đó là sinh viên các trường ĐH - CĐ Huế đã hoà mình và hết mình trong sân chơi này với tinh thần thể thao và tất cả họ đều là người chiến thắng… Giải bóng đá sinh viên Huế đã tổ chức thành công sau đó, đồng thời sân chơi được mở rộng với sự tham gia của các đội bóng sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền Trung gây được tiếng vang về một sân chơi thể thao cho sinh viên khu vực.
Pha ghi bàn của cầu thủ ĐH Huế, trong trận gặp ĐH Tây Nguyên. Ảnh: Internet
Các năm 2014, 2015, mặc dù không còn có được nhà tài trợ như những năm trước nhưng giải bóng đá sinh viên Huế vẫn được tổ chức với sự tham gia đầy đủ của các đội bóng đến từ các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh… Điều quan trọng là sau nhiều năm tổ chức khá quy mô, bóng đá sinh viên Huế đã được nâng lên một trình độ mới cả về số lượng và chất lượng. Đây là một thành công lớn của Đại học Huế trong việc đưa bóng đá vào học đường, giúp sinh viên rèn luyện thể lực, phát triển trí tuệ…
Tại giải bóng đá sinh viên toàn quốc năm 2015 này, mặc dù không được đánh giá là ứng cử viên vô địch nhưng đội bóng Đại học Huế mà nòng cốt là các cầu thủ của Khoa Giáo dục thể chất đã thi đấu ấn tượng và giành chức vô địch. Đó là một “cú hích” cần thiết và quan trọng để phong trào bóng đá sinh viên Huế sẽ được tiếp tục phát triển và nhân rộng để trở thành một trung tâm bóng đá học đường mạnh của cả nước.
Một niềm vui khác cũng từ thể thao học đường đó là sự kiện 13 cầu thủ nữ (có năm sinh từ 2000 đến 2002) ở Huế được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tuyển chọn vào đội tuyển U14 nữ quốc gia. Đây là các cầu thủ lứa tuổi U14 được tuyển chọn trong Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh và Cúp bóng đá cộng đồng Việt Nam lần thứ 3 (FFAV) diễn ra tại Huế từ cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm nay.
Ông Nguyễn Hoàng Phương - Phó Giám đốc dự án Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam chia sẻ: “Đây là quả ngọt từ dự án bóng đá cộng đồng do Liên đoàn Bóng đá Na Uy triển khai tại Huế từ 2003 đến nay. Với việc hỗ trợ phát triển các phong trào thể thao quần chúng và tổ chức các giải đấu phong trào cho học sinh ở bậc tiểu học và trung học cơ sở, Dự án Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam đã góp phần đào tạo một thế hệ vận động viên trẻ kế cận, bổ sung cho đội ngũ vận động viên chuyên nghiệp tại Huế. Các phong trào này đã góp phần đưa các em từ cầu thủ của bóng đá phong trào bước vào môi trường chuyên nghiệp của bóng đá quốc gia trong tương lai”.
Ông Lê Ngọc Tư - Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng đá Thừa Thiên Huế cũng cho biết: “13 cầu thủ nữ của Huế được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam triệu tập vào tập luyện tại đội tuyển U14 quốc gia nữ lần này là tín hiệu đáng mừng cho bóng đá nữ Cố đô. Đây hứa hẹn là lứa cầu thủ nòng cốt để xây dựng đội bóng đá nữ mạnh, thi đấu chuyên nghiệp của Huế trong tương lai gần”.
Hai câu chuyện trên trong năm 2015 càng minh chứng thêm về tiềm năng của thể thao học đường Thừa Thiên Huế vốn lâu nay chỉ được xem là sân chơi phong trào nên chưa được phát huy và cũng chưa được đầu tư xứng đáng. Cũng cần nói thêm rằng, ngoài các câu lạc bộ bóng đá thì các trường phổ thông cũng như đại học, cao đẳng ở Huế còn có các câu lạc bộ khác như cầu lông, bơi lội, cờ vua, đá cầu, bóng bàn… Đó cũng là “mỏ vàng” của thể thao tỉnh nhà nếu được đầu tư và khai thác tốt…

Thanh Phi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng sức bền cho sự nghiệp “quần đùi áo số”

Không khó để nhận thấy, thời gian thi đấu chuyên nghiệp của các cầu thủ bóng đá Việt Nam chỉ dao động khoảng 10 năm, trong khi ở trên thế giới thường gấp rưỡi, thậm chí là gấp đôi.

Tăng sức bền cho sự nghiệp “quần đùi áo số”
Đột phá trong giai đoạn mới

Tháng 12/2020, UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Phát triển thể thao thành tích cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Và với nhiều chính sách, đãi ngộ, đầu tư… được nâng lên, tin tưởng trong giai đoạn 2025 - 2030, thể thao Huế sẽ có bước đột phá như kỳ vọng.

Đột phá trong giai đoạn mới
Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Trước lượt trận cuối bảng B ASEAN cup 2024: Việt Nam có quyền tự quyết

Vào lúc 20 giờ ngày 21/12/2024, bảng B ASEAN Cup 2024 (tên gọi mới của AFF Cup) diễn ra 2 trận đấu cuối cùng: Hai đội chủ nhà Việt Nam và Indonesia lần lượt gặp Myanmar và Philippines. Cho đến trước lượt trận cuối cùng thì tình hình bảng B vẫn chưa ngã ngũ và hai cặp đấu Việt Nam - Myanmar và Indonesia - Philippines sẽ quyết định 2 chiếc vé vào bán kết của bảng đấu này.

Trước lượt trận cuối bảng B ASEAN cup 2024 Việt Nam có quyền tự quyết
Return to top