Thể thao

Thêm một niềm tự hào của bóng đá Cố đô

ClockThứ Năm, 14/01/2016 09:39
TTH - Sau Võ Lý, Minh Hoàng – những cầu thủ nổi bật tại giải U21 quốc gia, U21 quốc tế và “suýt” có mặt trong màu áo tuyển quốc gia - người hâm mộ bóng đá Cố đô tiếp tục ngất ngây khi Phan Công Thuận, chân sút trưởng thành từ giải bóng đá sinh viên toàn quốc và các giải “phủi” ở Huế ký hợp đồng với Đồng Tháp – đội bóng đang chơi ở giải bóng đá cao nhất Việt Nam.

“Vượt vũ môn”

Khi kết thúc giải bóng đá sinh viên toàn quốc 2015 với ngôi vô địch cùng danh hiệu vua phá lưới trong màu áo Khoa GDTC – ĐH Huế, Thuận đã lọt vào mắt xanh của tuyển trạch viên của một vài CLB chuyên nghiệp. Khi đó, thầy Đoàn Dũng - Phó Khoa trưởng Khoa GDTC, TTK Hội Thể thao đại học & chuyên nghiệp Huế nhận định rất khó có chuyện Thuận đầu quân cho một CLB bóng đá chuyên nghiệp bởi ước mong của Thuận là trở thành giáo viên thể dục.

Phan Công Thuận trong màu áo CLB Đồng Tháp.

Đúng như chia sẻ của thầy Đoàn Dũng, sau khi nhận bằng tốt nghiệp, Thuận được ĐH Huế mở lời, tuy nhiên, cũng trong thời điểm này, Thuận quyết định hướng tương lai của mình sang trang mới. Và rồi, sau hơn 2 tháng thử việc, kỹ năng với quả bóng tròn được tích lũy sau bao năm lăn lộn ở các giải phong trào giúp Thuận vượt qua hạn chế về thể hình cũng như “buộc” HLV Phan Công Lộc của Đồng Tháp đồng ý chiêu mộ.

Khi đang là sinh viên năm I của Khoa GDTC – Đại học Huế, Thuận vừa chơi bóng cho CLB Trường An và tham gia đội bóng của khoa. Lúc ấy, Thuận chỉ là cầu thủ dự bị. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, với năng khiếu bẩm sinh cộng với việc được cọ xát qua các giải phong trào, từ năm 2014, Thuận trở thành tiền đạo không thể thay thế của Khoa GDTC và CLB bóng đá Trường An.

Trong suốt thời gian chơi bóng “phủi” ở Huế, gần gũi với Thuận nhất chính là ông bầu Trần Trường Sơn của CBL bóng đá Trường An. Thuận là một cầu thủ chơi giỏi đều cả 2 chân và có khả năng đi bóng 2 hướng khiến những ai theo kèm rất khó đoán định hướng tấn công chính của Thuận. Và sau một thời gian được hướng dẫn của một số cầu thủ chuyên nghiệp đến từ CLB bóng đá Huế như Trọng Trung, Tuấn Tú…, Thuận đã khắc phục được những hạn chế khi di chuyển không bóng, chơi bóng theo kiểu bản năng, tự phát, anh Sơn cho hay.

Động lực cho những chân sút “phủi”

Chưa thể khẳng định Phan Công Thuận có “trụ” được ở sân chơi khốc liệt như V-League bao lâu nhưng rõ ràng, câu chuyện một chân sút không qua bất cứ trường lớp nào nhưng vẫn được góp mặt tại sân chơi khốc liệt như V-League đã và đang là động lực rất lớn cho những cầu thủ, những CLB bóng đá phong trào Cố đô nói riêng và Việt Nam nói chung. 

Nhưng cũng chính việc một CLB chuyên nghiệp tiếp nhận chân sút nghiệp dư, người ta đặt ra câu hỏi phải chăng V- League đang thiếu nhân tài? Phải chăng HLV Phạm Công Lộc đang có sự “nhầm lẫn” về chuyên môn? 

Có lẽ, với việc luôn có hàng chục hàng, trăm ngoại binh lẫn nội binh “đâm đơn” thử việc mỗi khi mùa bóng mới bắt đầu, có lẽ với hàng chục, hàng trăm cầu thủ được đào tạo bài bản từ các lò Viettel, Hà Nội T&T, Sông Lam Nghệ An… trưởng thành hàng năm, nói bóng đá Việt Nam thiếu tài năng là không thuyết phục. Và tất nhiên, với bao năm dẫn dắt các đội bóng chuyên nghiệp từ hạng Nhất đến V-League, chắc chắn HLV Phạm Công Lộc càng không có vấn đề gì về chuyên môn.

Đến đây, người ta tiếp tục đặt ra câu hỏi, nếu như HLV Phạm Công Lộc quyết định ký hợp đồng với Phan Công Thuận thì cũng có nghĩa, chân sút này đã đáp ứng được đa phần những đòi hỏi nghiêm ngặt cần phải có của một cầu thủ ở sân chơi V-League. Mà đã như vậy, tại sao trước đó CLB bóng đá Huế - đội bóng đang chơi ở giải hạng Nhất lại không có bất kỳ động thái nào để chiêu mộ Thuận khi mà họ chính là người biết rõ về khả năng của Thuận chỉ sau CLB bóng đá Trường An, nơi mà Thuận gắn bó một thời gian rất dài.

Câu chuyện của Thuận mấu chốt là ở tính bất ngờ, bất ngờ lóe sáng và bất ngờ được “để ý”. Mà đã bất ngờ thì đâu có chỗ cho cái gọi là “thời gian chuẩn bị”. 

CLB bóng đá Huế chủ yếu được cấu thành bởi lực lượng đào tạo tại chỗ như U19, U21. Và sự gắn kết giữa các cầu thủ từ tuyến trẻ cho đến khi cùng lên đội 1 là khá khăng khít. Trong khi đó, Thuận là cầu thủ không được đào tạo bài bản cả về chiến thuật lẫn kỹ thuật. Nếu như gọi vào đội 1 thì cả Thuận lẫn CLB phải mất một thời gian dài để hòa nhập, để nắm bắt được lối chơi, chiến thuật của nhau. Đó còn chưa tính đến khả năng Thuận sẽ phá vỡ cấu trúc CLB bóng đá Huế xây dựng bao năm qua. Còn với Đồng Tháp, do đang trong quá trình thay máu, cần những nhân tố mới nên những cầu thủ chân ướt chân ráo như Thuận có đất dụng võ.

Hiện, chưa thể nhận định chân sút sinh năm 1992 quê Phong Điền tồn tại ở môi trường khắc nghiệt như V- League bao lâu. Tuy nhiên, với việc chỉ ký 1 năm (thay vì 2 năm như hợp đồng lúc đầu đưa ra) đã phần nào nói lên tự tin của Thuận khi bước vào cuộc phiêu lưu ở V- League cũng như những đánh giá từ phía CLB Đồng Tháp về khả năng còn tiến xa của Thuận.

Võ Nhân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top