Thể thao

SEA Games 2023 và mục tiêu lọt vào top 3 của thể thao Việt Nam

ClockThứ Bảy, 29/04/2023 11:35
TTH.VN - Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 (SEA Games 2023 hay SEA Games 32) được tổ chức ở Phnôm Pênh, Campuchia từ ngày 5 đến 17/5/2023. Đây là lần đầu tiên Campuchia trở thành nước chủ nhà của SEA Games.

SEA Games 32: Thủ đô Phnom Penh đã sẵn sàng khai cuộcXác nhận 37 bộ môn với 586 nội dung tranh tài tại SEA Games 32Đội tuyển aerobic Việt Nam giành 1 Huy chương Vàng tại Cúp thế giới ngay trước thềm SEA Games 32

leftcenterrightdel
 Cung thủ Nguyễn Thị Thanh Nhi (áo đỏ) phải lỗi hẹn bởi môn bắn cung không có tên tại SEA Games 32

Tại các kỳ SEA Games, các môn thể thao luôn được phân làm 3 nhóm chính, gồm các môn thể thao Olympics; các môn thể thao không thuộc chương trình Olympics nhưng thuộc chương trình ASIAD và các môn thể thao chủ yếu là các môn truyền thống, đặc trưng của Đông Nam Á và nước chủ nhà. Nước chủ nhà Campuchia đã chốt danh sách 37 môn thi đấu ở SEA Games 32, nhiều hơn 1 môn so với dự kiến ban đầu.

Đáng chú ý, trong số 37 môn thi đấu, các môn thể thao trong chương trình Olympic như bắn cung, bắn súng, canoeing, rowing... không xuất hiện ở SEA Games 32. Cũng bởi có những quy định trên nên tranh thủ trong vai trò là nước chủ nhà SEA Games 32, Campuchia cho ra mắt những môn thể thao độc và lạ, chưa từng có tại các kỳ đại hội trước đây. Lần đầu tiên, 4 môn thể thao xuất hiện là Kun Khmer, Kun Bokator, cờ ốc và Jet Ski ở đấu trường SEA Games.

Thay cho môn cờ vua là môn cờ Ouk Chaktrang được phổ biến tại Campuchia hàng trăm năm nay. Ouk Chaktrang - đọc hơi lạ nên nhiều người chơi đã vui miệng gọi thành cờ "ốc". Trong khi đó, Jet Ski là tên gọi dễ hiểu của môn đua mô tô dưới nước. Còn Bokator ra đời ở Campuchia nằm trong tốp những môn võ kỳ lạ nhất thế giới, có nhiều nét tương đồng với võ cổ truyền Việt Nam. SEA Games 32 cũng là dịp Campuchia ra mắt Kun Khmer, môn võ truyền thống của nước chủ nhà.

Do có nhiều môn thể thao Olympics hay ASIAD bị chủ nhà loại bỏ đã ảnh hưởng đáng kể đến thành tích chung của đoàn thể thao Việt Nam. Đáng nói như trường hợp của cung thủ Nguyễn Thị Thanh Nhi (Thừa Thiên Huế) hoàn toàn có thể mang huy chương về cho thể thao Việt Nam đã phải lỗi hẹn bởi môn bắn cung không có tên trong danh các môn thể thao thi đấu tại SEA Games 32.

Đáng nói là, với những môn thể thao độc và lạ do chủ nhà đưa ra, đoàn thể thao Việt Nam không những tham gia mà còn đặt mục tiêu giành “vàng”. Ở SEA Games 31, Việt Nam dẫn đầu toàn đoàn ở môn Muay Thái vượt cả Thái Lan - quốc gia khai sinh ra môn võ này. Việt Nam tự tin hướng đến việc giành 3 HCV ở môn Kun Khmer. Để hướng tới SEA Games 32, Giải vô địch Kun Bokator Đông Nam Á được tổ chức ở Campuchia hồi đầu tháng 4, Đoàn Việt Nam xếp hạng 3. Tại SEA Games 32, đội tuyển cờ Ouk Chaktrang Việt Nam tham dự với 11 kỳ thủ, phần lớn xuất phát từ cờ vua.

Việt Nam nhất toàn đoàn SEA Games 31 với 205 HCV, 125 HCB và 116 HCĐ, qua 14 ngày tranh huy chương. Chủ nhà Việt Nam là quốc gia đầu tiên vượt mốc 200 HCV ở một kỳ đại hội, đồng thời phá kỷ lục 194 HCV của Indonesia ở SEA Games 1997 tại Jakarta. Trong top 5 kỷ lục huy chương Đại hội hiện tại, Indonesia chiếm đến ba, đều là ba lần gần nhất họ đăng cai.

Phải thi đấu trên đất khách, lại mất đi nhiều bộ môn thi đấu sở trường, tại SEA Games 32, đoàn thể thao Việt Nam đặt mục tiêu "vừa sức", giành từ 89 đến 120 huy chương vàng và lọt vào tốp 3 bảng tổng sắp toàn đại hội. Đây là bước chuyển mình phù hợp với thể thao Việt Nam trong lúc chúng ta còn nhiều mục tiêu quan trọng hơn trong năm 2023 và 2024. 

Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận
Return to top